Giáo án Lịch sử 7 - Chương trình cả năm theo chuẩn kiến thức kỹ năng - Năm học 2011-2012

Giáo án Lịch sử 7 - Chương trình cả năm theo chuẩn kiến thức kỹ năng - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trỡnh bày sự ra đời xó hội phong kiến chõu õu.

- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, kỹ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.

3. Thái độ: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: (Từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.Từ đó HS thấy được trách nhiệm của chúng ta phải làm gì.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,bản đồ các quốc gia phong kiến, tranh phô tô h1,h2 (trang4,5)

2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút.

III. Tiến trình tổ chức dạy- học:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.

 

doc 159 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Chương trình cả năm theo chuẩn kiến thức kỹ năng - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:13/8/2011
Ngàygiảng:15/8/2011 
 Phần một
Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Tiết 1
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu
(Thời sơ-trung kì trung đại)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trỡnh bày sự ra đời xó hội phong kiến chõu õu.
- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, kỹ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.
3. Thái độ: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: (Từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.Từ đó HS thấy được trách nhiệm của chúng ta phải làm gì.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,bản đồ các quốc gia phong kiến, tranh phô tô h1,h2 (trang4,5)
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (11 phút) Tìm hiểu sự hình thành XH phong kiến ở châu Âu.
GV: Dùng bản đồ giới thiệu một số nước của quốc gia cổ đại để HS thấy được sự hình thành của các quốc gia đó.
HS : Đọc mục 1 SGK (trang3)
GV:Vào thời gian nào thì người Giéc-man xâm lược đế quốc Rô-ma?
HS : Trả lời cá nhân
GV: Giảng và sơ kết( người Giéc-man là các bộ tộc ở phía bắc đế quốc Rô- ma. Trước đó họ bị đế quốc Rô- ma thống trị )
GV: Tại sao họ lại thôn tính đế quốc Rô- ma?
HS : (Vì bị suy yếu từ thế kỷ II)
GV: Theo em quá trình xâm lược diễn ra ntn?
HS :( Nhanh chóng tiêu diệt nhà nước Rô- ma)
GV: ở mỗi vương quốc người Giéc- man đã làm gì?
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân 
GV:(Họ chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, phong tước vị cho nhau).
GV: Xã hội lúc này có những giai cấp nào? 
HS : (Chủ nô,nông nô)
* Thảo luận nhóm: (2 phút) nhóm ngẫu nhiên.
GV: Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu Âu ntn?
- HS thảo luận 
- Cá nhân trình bày 
- Bạn khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức và chuyển ý.
* Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu lãnh địa phong kiến.
HS : Đọc mục 2 SGK (trang3,4)
GV: Thế nào là lãnh địa phong kiến? 
HS : Trả lời khái niệm 
GV: Hướng dẫn trả lời và sơ kết.(“Lãnh địa”là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được,”lãnh chúa” là người đứng đầu lãnh địa)
GV:Treo tranh lên bảng cho HS quan sát
GV: Em hãy mô tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến qua bức tranh trên?
HS : Trình bày theo suy nghĩ của mình, bạn khác nhận xét 
GV: (Là nơi ở của lãnh chúa có lâu đài nguy nga lộng lẫy, nhà thờ như một nước thu nhỏ. Điều đó nó thể hiện sự bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô).
GV: Hãy cho biết sự khác nhau về đời sống, sinh hoạt của lãnh địa và nông nô ở chỗ nào?
HS : Trao đổi ý kiến và trả lời 
GV: (Lãnh chúa sung sướng, giàu có.nông nô nghèo khổ)
GVg: Đặc điểm chính của nền KT lãnh địa phong kiến là nền KT tư cấp tự túc, không trao đổi với bên ngoài.
GV: Phân biệt sự khác nhau giữa XH Cổ đại và XHPK? 
HS : (XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói. XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nôp thuế, tô cho lãnh chúa).
* Hoạt động 3: (12 phút) Tìm hiểu sự xuất hiện của thành thị trung đại 
GV: Đặc điểm của “thành thị” là gì?
HS : Trả lời cá nhân
GV: (Nơi giao lưu, buôn bán, tập chung đông dân cư).
GV: Thành thị xuất hiện như thế nào?
HS : Đọc bài và trả lời theo sách giáo khoa.
GV: Sơ kết nội dung và chuẩn kiến thức 
GV: Treo tranh hình 2 đã phô tô lên bảng 
GV: Em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức thông qua bức hình trên? 
HS : ( Chợ có nhiều hàng bán, có nhà xây,đường phố tấp nập..)
GV: Những ai sống trong thành thị? Họ làm gì để sống?
HS( Gồm thợ thủ công và thương nhân).
GV: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì? 
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân 
GV: Sơ kết nội dung.
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
Cuối TK V người Giéc- man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây.
- Chia rẽ đế quốc Rô- ma thành nhiều vương quốc mới.
- Xã hội hình thành hai giai cấp( Lãnh chúa phong kiến và nông nô)
- Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa =>XHPK hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
- Khái niệm: Lãnh địa là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được:
- Đời sống trong lãnh địa: 
+ Lãnh chúa: Xa hoa,đầy đủ.
+ Nông nô: Đói nghèo,khổ cực, phụ thuộc vào lãnh chúa=> chống lãnh chúa. 
+Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế chính trịđộc lập mang tính tự cung tự cấp , đóng kín của 1 lãnh chúa.
3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại.
* Nguyên nhân 
- Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát triển,hàng hoá thừa được đưa ra bán => thị trấn ra đời =>thành thị trung đại xuất hiện.
*Hoạt động: lập các phường hội để sản xuất và buôn bán.
* Vai trò: Thúc đẩy sư phát triển của XHPK.
 4. Củng cố: (4 phút).
 Em hãy so sánh thành thị trung đại với thành thi ngày nay có điểm gì giống và khác nhau?
 Chúng ta phải làm gì với tình hình phát triển hiện nay?
 5. Hướng học bài ở nhà: (1phút).
 Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:..
 Tiết 2
Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của
chủ nghĩa tư bản ở châu âu.
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: 
 	+Nguyên nhân ..trình bày được những cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của chúng,sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu.
 	2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, tổng hợp kiến thức,Sử dụng lược đồ. 
3. Thái độ: Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN.Thông qua đó mỗi HS thấy được trách nhêm của mình phải biết trân trọng nhữngtài nguyên quý gia của đất nước.
II. Chuẩn bị: 
 	1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,hình 5 SGK phô tô 
 	2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút. Sưu tầm tài liệu theo nội dung bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 GV: Vì sao xuất hiện thành thi trung đại?
Trả lời: Vì cuối thế kỷ XI hàng hoá ngày càng nhiều được đưa ra bán từ đó xuất hiện thị trấn => Thành thị ra đời.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1.(15 phút)Tìm hiểu những cuộc phát kiến về địa lý.
HS : Đọc những thông tin ở phần 1 (trang 6)
GV: Hãy cho biết vì sao có những cuộc phát kiến về địa lí?
HS : Suy nghĩ trả lời 
GV: Chuẩn kiến thức 
GV: Những cuộc phát kiến này nhằm tới đâu? 
HS : (Con đường qua Tâyá, Địa Trung Hải,ấn Độ,Trung Quốc).
GV: Những con đường bộ đã bị ngăn cấm, họ phải tìm cách nào có thể đi sang các nước khác? 
HS : ( Đi theo đường biển)
GV: Muốn đi đường biển phải có gì?
HS : Có tàu
GV: Giới thiệu bức hình3 SGK (trang 6)
GV: Khi có tàu rồi vẫn chưa có thể đi ngay được vì sao?
HS : Trao đỏi ý kiến rồi trả lời
GV: Điều đó chứng tỏ phải có KHKT, và phải có kiến thức.
HS : Đọc phần chữ in nghiêng (trang 6)
GV: Dùng lược đồ phô tô về những cuộc phát kiến địa lí treo lên bảng.
GV: Em cho biết có những cuộc pháy kiến nào?
HS : lên xác định theo lược đồ và quan sát hình 4 SGK.
GV: (Khái quát lai về những cuộc phát kiến trên lược đồ và nói rõ đây chính là những vùng đất màu mỡ nhiều tài nguyên nên đây chính là điểm mà ho đã đã phát hiên được)
* Thảo luận nhóm: (2 phút).Ngẫu nhiên 
GV: Trong những cuộc phát kiến đó đã thu được những kết quả gì?
- HS thảo luận và trình bày
- Bạn khác nhận xét và bổ xung
GV: Đánh giá và chuẩn kiến thức.(Tìm ra con đường mới,vùng đất mới, đem cho GCTS những món lợi khổng lồ).
* Hoạt động 2.(19 phút): Tìm hiểu về sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
HS : Đọc mục 2 (SGK trang 7)
GV: Để có tiền các thương nhân họ dùng nhũng thủ đoạn gì?
 HS : Suy nghĩ trả lời
GV: ( Rào đát, cướp ruộng. Đó là hình thức KTB ra đời)
GV: Trong XH có mấy tầng lớp?
HS : ( có hai tầng lớp)
GV: (Sơ kết và chuẩn kiến thức.GCVS là giai cấp làm thuê bị bóc lột thậm tệ.Còn GCTS là bọn quý tộc giàu có ,thương nhân ,đồn điền)
1. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu
a. những cuộc phát kiến lớn về địa lý
*. Nguyên nhân: Do sản xuất phát triển.
* Điều kiện: Phải có KHKT tiến bộ 
*. Những cuộc phát kiến lớn:
- Va-xcôđơ Ga-ma tìm đường sang ấn Độ(1498)
- C cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ(1492)
- Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất(1519-1522)
c. ý nghĩa: 
- thúc đẩy thương nghiệp phát triển
- đem lại nguồn lợi khổng lồ cho gcts
b. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Kinh tế: Hình thức kinh tế tư bản ra đời.
- Xã hội: Có hai giai cấp (vô sản và tư sản) 
+Tư sản bóc lột sức lao động người làm thuê.
+vô sản phải vào làm việc trong xí nghiệp của tư sản.
=> QHSX tư bản hình thành.
4. Củng cố: (4 phút).Thông qua bài đã học em thấy mình phải có trách nhiêm gì
 với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước?
5. Hướng học bài ở nhà: (1 phút). Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 3
Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến
thời hậu kì trung đại ở châu âu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nguyên nhân ,trình bày được khái niệm ,nội dung ,ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng.
+ Trình bày được phong traò cải cách tôn giáo.
+ Nguyên nhân,diễn biến ,và ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích và tổng hợp kiến thức. 
 3. Thái độ: Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ thay thế vào đó là XHTB.Phong trào văn hoá phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,( hình 6 Ma-đô-na bên cửa sổ SGK phô tô)
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút. Sưu tầm tài liệu theo nội dung bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (1..phút)
 	2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
?: Những cuộc phát kiến địa lí có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?
Trả lời: Hình thành XH có hai giai cấp. Nông dân, GCTS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1.(15.phút)Tìm hiểu Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỉ XIV-XVII)
HS : Đọc những thông tin ở phần 1 (trang 8,9)
GV: Cho HS tìm hiểu thuật ngữ phục hưng là gì?
HS : Suy nghĩ trả lời 
GV: ( Phục hưng là khôi phục lại nền văn hoá Hi Lạp và Rô ma cổ đại. Sáng tạo ra nền văn hoá mới của giai cấp tư sản).
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng?
HS : trao đổi ý kiến rồi trả lời:
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Hãy kể tên một số nhà văn hoá,khoa học tiêu biểu mà em biết?
HS : Đọc phần in nhỏ và trả lời
GV: Treo tranh Ma-đô-na lên bảng và hướng dẫn HS quan sát.
?: Qua bức tranh Lê-ô-nađơ vanh-xi em có cảm nhận gì? các tác giả thời phục hưng muốn nói điều gì?
HS : trả lời t ... năng: trình bày + tổng hợp+ lập niên biểu.
3. Thái độ: khâm phục và biết ơn các thế hệ ông cha trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. 
B. Chuẩn bị: tài liệu LSĐP
C. Tiến trình tổ chức các hd dạy-học:
1.ổn định:
2. Ktbc: Những đóng góp của nhân dân LS trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 2 ?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của Thầy - Trò
 Nội dung cần đạt.
 HĐ 1: Thời Trần: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
? Trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên , nhân dân LS đã có những đóng góp gì ?
 HS
? Những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn đã có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống quân XL ?
3. Thời Trần: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
.
- Năm 1258 quân Nuyên xâm lược nước ta. Những đội quân mạnh đã được cử lên phối hợp với lực lượng dân binh Tày-Nùng do tù trưởng LS Nguyễn Thế Lộc lãnh đạo.
- Năm 1285, quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2.NTL được cử làm quản quân.Khi đội quân của T Hoan tràn xuống Chi Lăng bị quân của anh em ông lãnh đạo chặn đánh
- Khi quân của Thoát Hoan chạy về TQ đã bị quân của Văn Vũ Vương Hiến chặn đánh tại Vĩnh Bình nên phải chui vào ống đồng .
- Năm 1288 Quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh nước ta, trong đó 1 đạo do TH chỉ huy theo hướng Lsơn. Chiến thắng Vân Đồn đã làm cho quân giặc phải rút theo đường Lạng Sơn.
- Cùng với chiến thắng Bạch Đằng cánh quân bộ cũng bị quân dân LS phối hợp với quân chính quycuar triều đình chặn đánh tơi bời ở Khâu Ôn , Khâu Cấp,Nữ Nhi , Lộc Châu.
-> Nhân dân lạng Sơn góp phần nhỏ vào chiến thắng của 3 lần chống Mông – Nguyên.
4. củng cố – dặn dò: 
 ? Trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên , nhân dân LS đã có những đóng góp gì ?
về nhà học bài + chuẩn bị phần tiếp
Ngày soan:..
Ngày giảng :	tiết 58
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Những nét chính về lịch sử LS từ thế kỷ X- XVIII:
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Tham giâ kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.
2. Kỹ năng: trình bày + tổng hợp+ lập niên biểu.
3. Thái độ: khâm phục và biết ơn các thế hệ ông cha trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. 
B. Chuẩn bị: tài liệu LSĐP
C. Tiến trình tổ chức các hd dạy-học:
1.ổn định:
2. Ktbc: Những đóng góp của nhân dân LS trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của Thầy HĐ Trò
 Nội dung cần đạt.
 HĐ 1: ( 17p )4. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
? ? Những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân XL  Minh?
HS
? Nhận xét tinh thần chiến đấu của nhân dân Lạng Sơn ?
HS
GV : miêu tả cho HS về ải Chi Lăng.
HS : chú ý quan sát+ lắng nghe.
HĐ 1: ( 18p )5.Tham gia chống quân Thanh xâm lược:
? Những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân XL ?
HS
? Việc tham gia chống quân xâm lược của nhân dân lS co ý nghĩa gì ? 
	HS
4. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Dưới ách thống trị của nhà Minh , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lạng Sơn chống giặc Minh đã nổ ra : cuộc khởi nghĩa Nông Văn Lịch,Hoàng Thiên Hữu , Nguyễn Văn Hách , Dương Thế Châu.
- Tháng 10. 1427 , nhiều đội quân Tày Nùng do thủ lĩnh Đại Huề sát cánh cùng nghĩa quân Lê Lợi lập chiến công chém chết Liễu Thăng cùng hàng vạn quân giặc dưới chân núi Mã Yên
5.Tham gia chống quân Thanh xâm lược:
- Tháng 11. 1788quân Thanh chia làm 3 đường tiến vào nước ta. Đạo quân chủ lực do TSN chỉ huy theo hướng Lstieens thẳng vào Thăng Long.
- Dưới sự lãnh đạo của Quang Trung quân Thanh bị tiêu diệt và chạy về nước .
- Trên đường rút lui qua LS chúng bị đội quân của của TS là Nguyễn Văn Diễm,Phan Khải Đức phối hợp cùng đội dân binh Tày Nùng chặn đánh ,mai phục và tiêu diệt .
->Mộng tưởng xâm lược nước ta của quân Thanh bị đập tan. Nền độc lập được giữ vững.
4.củng cố – dặn dò :
 ? Những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân XL  Minh?
 Những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân XL ?
 Việc tham gia chống quân xâm lược của nhân dân lS co ý nghĩa gì ? 
- Về nhà : Lởp niên biểu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc từ tk X- XVIII có sự thamgia của nhân đân LS.
soạn 11. Dạy: 12/3/08.
Tiết 49.
ôn tập.
I, Mục tiêu :
1, Kiến thức :
- Thông qua việc hướng dẫn học sinh trả lời các câu hởi của bài , Gv khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử VN ở htế kỷ XV đầu htế kỷ XVI – thời Lê Sơ.
- Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xd ( kt , chính trị, văn hoá , giáo dục ) và bảo vệ đất nước ( chống xâm lược và đô hộ nước ngoài )
- Nắm được những nét chính về tình hình xh , đời sống nhân dân thời Lê Sơ.
2, Về tư tưởng :
- Củng cố tinh thần yêu nước , tự hào và tự cường dân tộc cho hs.
3, Về kỹ năng :
Giúp hs sử dụng bản đò , so sánh , đối chiếu các sự kiện lịch sử , hệ thống các sự kiện lịch sử , để rút ra nhận xét .
II, Phương pháp :
So snáh , đối chiếu các sự kiện lịch sử 
Giải quyết các bài tập.
Lập bảng thống kê.
III, Phương tiện – Thiết bị :
1, GV: Bài tập, 1 số tranh ảnh.
2, HS : ôn lại kiến thức cơ bản.
IV, Thiết kế bài học :
1, ổn định :
2, Kiểm tra bài cũ : ( 5p )
 - Cho biết tình hình văn hoá nước Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII ?
3, Bài mới :
 Hoạt động của Thầy
HĐ Trò
 Nội dung cần đạt.
 HĐ 1: ( 10p )
? Em hãy điền các sự kiện đúng vào mốc thời gian sau:( chuẩn bị 5 p )
1416:
1418:
1425:
1426:
1427:
- Cho hs tự ôn lại( 5 p)
- sau đó lên bảng điền vào các dữ kiện :
- Cho hs ôn lại ( 5p )
- Sau đó lên bảng điền vào các dữ kiện.
- chuẩn bị ( 15 p ) Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế, văn hoá nước Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII 
- GV đưa ra mẫu thống kê .
-T/hiện
nhận xét
-T/hiện nhận xét
-T/hiện nhận xét
-Lập bảng thống kê.
1, Điền sự kiện trong khởi nghĩa Lam sơn :
- 1416: Hội thề Lũng Nhai.
- 1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- 1425: Giải phóng Tân Bình , Thuận Hoá, 
- 1426 : + Nghĩa quân (3 đạo )tiến ra bắc.
 + Trận Tốt Động , Chúc Động.
- 1427 : + Trận Chi Lăng
 + Trận Xương Giang.
 + Hội Thề Đông Quan.
-> Khởi nghĩa thắng lợi.
2, Nước Đại Việt phát triển cực thịnh ở :
-Thời gian : 1428 – 1497.
- Triều đại : Lê Sơ 
- Vua : Lê Thánh Tông 
- Thành tựu :
3, Nước Đại Việt bắt đầu suy yếu ở:
- Thời gian : 1505.
- Triều đại : Lê Sơ.
- Vua : Lê Uy Mục, Lê Tương Dực .
- Biểu hiện suy yếu :
 Kinh tế 
 Văn hoá
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Tôn giáo
Chữ quốc ngữ
Văn học
Nghệ thuật
Đàng ngoài
Trì trệ, bị kìm hãm
-phát triển nhiều nghề
- xuất hiện nhiều làng thủ công
- xuất hiện chợ, phố , thành thị, ( phố Hiến)
- Nho Giáo
-Đạo Giáo
-Phật Giáo
-Thiên Chúa Giáo
-Ra đời thế kỷ XVII
-Phát triển hạn hẹp
-Chữ Hán
-Chữ Nôm
-Dân gian
- Sân Khấu(chèo,
tuồng, hát ả đào )
-Điêu khắc gỗ )
Đàng trong
Phát triển
-Xuất hiện nhiều thành thị ven biển ( Hội An)
- GV: nhận xét , kết luận đáp án đúng.
* Sơ kết bài :Ôn lại chương IV và chương V các em cần khắc
sâu những kiến thức cơ bản , đó là Cuộc k/n Lam Sơn , giai đoạn
Nước Đại Việt phát triển, giai đoạn Nước Đại Việt bắt đầu suy 
Yếu.
V, Phụ lục :
- Củng cố : gv chốt lại kiến thức cơ bản .
- Dặn dò :hs ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
- BT 8 ( 55 )
soạn :11. Dạy : 12/3/08.
Tiết 50 .
Làm bài tập lịch sử.
I, Mục tiêu :
1, Kiến thức :
- Thấy được sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỷ XVI – XVIII.
- Kinh tế văn hoá của thế kỷ XVI – XVIII.
2, Tư tưởng :
- Tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân .
- Hiểu rằng nước nhà thịnh hay suy là ở lòng dân .
3, Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng vận dụng .
II, Phương pháp :
Thực hiện các dạng bài tập.
So sánh đối chiếu.
III, Chuẩn bị :
1, GV chuẩn bị các bài tập.
2, HS chuẩn bị ôn tập.
IV, Tiến trình trên lớp :
1, ổn định :
2, Kiểm tra : Không.
3, Bài mới :
* Bài tập 1 : Lê Uy Mục làm Vua trong thời gian nào :
 a, 1505 – 1507 . ( b), 1505 – 1509 
c, 1505 – 1506 . d, 1504 – 1509 .
* Bài tâp 2 : Dưới triều Vua nào , Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới , đánh nhau liên miên suốt 10 năm ?
 (a), Lê Tương Dực. b, Lê Uy Mục .
 c, Lê Thái Tông . d, Lê Thánh Tông .
* Bài tập 3 : Nạn đói năm 1517 diễn ra dữ dội nhất ở vùng nào ?
( a), Bắc Ninh , Hải Dương . b, Hải Phòng , Nam Định .
c, Bắc Ninh, Nam Định . d, Bắc Ninh, Bắc Giang .
* Bài tập 4 :Thời Lê Sơ , đầu thế kỷ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt nào ?
(a), Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ .
b, Mâu thuẫn giữa địa chủ với nhà Vua .
c, Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến .
* Bài tập 5 : Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo nổ ra vào năm nào ? ở đâu ?
a, 1515 . ở Quảng Ninh . ( b), 1516 ở Quảng Ninh.
C, 1517 . ở Hà Tĩnh . d, 1515 . ở Bắc Giang.
* Bài tập 6 : Vì sao gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “ quân ba chỏm “ ?
a, Vì nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.
(b), Vì nghĩa quân cạo trọc đầu , chỉ để ba chỏm tóc .
c, Vì nghĩa quân ba lần bị thất bại.
d, Vì nghĩa quân chia làm ba cánh tấn công vào nhà Lê .
*Bài tâp 7 : Nêu những nét cơ bản về kinh tế đàng ngoài của thế kỷ XVII – XVIII trên các lĩnh vực : nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp .
Lĩnh vực 
 Biểu hiện
a, Nông nghiệp
- Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa đói kém diễn ra dồn dập.
- ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi.
- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng.
b, Thủ công nghiệp 
- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công như : Làng gốm Thổ Hà , Làng dệt La Khê .
c, Thương nghiệp 
- Việc buôn bán phát triển , ngoài Thăng Long với 36 phố phường , một số đô thị lớn hình thành như : Phố Hiến ( Hưng Yên )
* Bài 8 : So với đàng ngoài , nông nghiệp ở đàng trong có những bước phát triển ntn ?
- Chính quyền tổ chức di dân khai hoang , cấp công cụ , lương ăn và thành lập làng ấp .
- Mở rộng khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long , làm cho nhiều thôn xã mới xuất hiện.
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp đàng trong phát triển rõ rệt , nhất là đồng bằng sông Cửu Long . Năng suất lúa cao.
* Bài 9 : Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong các thế kỷ XI – XVII là gì ?
- Thiên Nam ngữ Lục , dài 8.000 câu.
- Truyện Trạng Quỳnh, là truyện Tiếu Lâm.
- Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh ).
* Bài 10: Sự mục nát của chính quyền phong kiến đàng ngoài vào giữa thế kỷ XVIII ntn ?
- Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm .
- Phủ chúa quanh năm hội hè , yến tiệc , phung phí tiền của .
- Quan lại , binh lính hoành hành , đục khoét nhân dân .
- Ruộng đất của nông dân bị quan lại , địa chủ lấn chiếm .
- Nhà nước đóng thúe rất nặng các loại sản phẩm hàng hoá . Công nghiệp sa sút nghiêm trọng, chợ phố điêu tàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 7 ca nam da sua chuan KTKN moi.doc