Giáo án dạy Ngữ văn 6 tiết 97: Kiểm tra văn

Giáo án dạy Ngữ văn 6 tiết 97: Kiểm tra văn

TIẾT 97 KIỂM TRA VĂN

A- Mục tiêu cần đạt.

 - Đánh giá được việc nắm bắt kiến thức trong các tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình văn 6 kì II của học sinh.

 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức trong một bài kiểm tra viết.

B- Chuẩn bị.

Giáo viên: Đọc sách – tư liệu – giáo án.

Học sinh: Đọc sách – viết bài.

C- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

* HĐ 1: Khởi động

1. Tổ chức lớp: 6A .

 6B .

2. Kiểm tra: Kiểm tra sư chuẩn bị của HS

3. Bài mới(Giới thiệu bài: )

* HĐ 2: Tiến hành giờ kiểm tra

I- Phần trắc nghiệm (4 điểm).

Câu 1(0,5đ): Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng trong đoạn trích"Bài học đường đời đầu tiên" :

 

doc 2 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 6 tiết 97: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 13/2/2009	 
Giảng:6A.	
 6B.	
Tiết 97
Kiểm tra văn
A- Mục tiêu cần đạt.
	- Đánh giá được việc nắm bắt kiến thức trong các tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình văn 6 kì II của học sinh.
	- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức trong một bài kiểm tra viết.
B- Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách – tư liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – viết bài.
C- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Tổ chức lớp:	6A.. 
	6B..
2. Kiểm tra: 	 Kiểm tra sư chuẩn bị của HS
3. Bài mới(Giới thiệu bài: )
* HĐ 2: Tiến hành giờ kiểm tra
I- Phần trắc nghiệm (4 điểm).
Câu 1(0,5đ): Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng trong đoạn trích"Bài học đường đời đầu tiên" :
A - So sánh.	B - Nhân hoá.
C - ẩn dụ. 	D - Cả 3 đều sai.
Câu 2(0,5đ): 	 "Chú bé loắt choắt
 	 Cái xắc xinh xinh
 	 Cái chân thoăn thoắt
 	Cái đầu nghênh ngênh"
Đoạn thơ trên tái hiện:
A - Hình ảnh chú bé Lượm trên đường liên lạc.
B - Hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ với tác giả.
C - Hình ảnh chú bé Lượm qua sự miêu tả của tác giả.
D - Cả 3 đều sai.
Câu 3(0,5đ) : Văn bản “ Sông nước Cà Mau” được miêu tả theo trình tự nào ?
A - Đi từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát về một vùng thiên nhiên sông nước đến những cảnh cụ thể ; từ cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người.
B - Đi từ những cảnh cụ thể đến cảnh khái quát chung về một vùng thiên nhiên.
C - Xen kẽ miêu tả giữa cảnh khái quát và cảnh cụ thể.
D - Tất cả A,B,C đều đúng.
Câu 4(0,5đ) : Qua văn bản “ Sông nước Cà Mau” , em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ?
A - Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ.
B - Cảnh cuộc sống sinh hoạt, trù phú, tấp nập, độc đáo.
C - Cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở đây hiện lên vừa cụ thể , vừa bao quát.
D - Tất cả A,B,C đều đúng.
Câu 5(0,5đ): Suy nghĩ của người anh trai trong phần kết thúc truyện "Bức tranh của em gái tôi": Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.
Có ý nghĩa là :
A - Người em không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người.
B - Thái độ ân hận của người anh, sự ăn năn, sám hối, tự nhận thức về bản thân, về em gái của người anh.
C - Tâm trạng xúc động của người anh.	D - Cả 3 đều sai.
Câu 6(0,5đ) : Nhân vật dượng Hương Thư được tập trung miêu tả ở những chi tiết nào ?
A - Tính cách.	B - Ngoại hình.
C - Động tác, tư thế.	D - Chỉ có B và C mới đúng.
Câu 7(0,5đ): Tên truyện "Buổi học cuối cùng" có ý nghĩa:
A - Buổi học cuối cùng do thầy giáo Ha-Men dạy.
B - Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở lớp học của thầy Ha-Men.
C - Buổi học cuối cùng của Ph.Răng.	D - Cả 3 đều sai.
Câu 8(0,5đ): Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau”?
A. Tả cảnh sông nước.
B. Tả cảnh quan vùng cực nam của tổ quốc.
C. Tả cảnh sông nước miền trung.
D. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1(3đ)- Tóm tắt truyện : “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2(3đ)- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
	Đêm nay Bác không ngủ
	Vì một lẽ thường tình
	Bác là Hồ Chí Minh”
*HĐ3- Học sinh làm bài
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
	Thu bài rút kinh nghiệm.
	Hướng dẫn ôn tập.
	Tự ôn lại các tác phẩm văn học hiện đại đã học.
*************************************
Hướng dẫn chấm
I Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
ý đúng
B
C
A
D
B
D
B
A
II- Phần tự luận
 Câu 1( 3đ) yêu cầu tóm tắt như sau:
	Nhân vật xưng tôi là người anh, từ trước quên gọi cô em gái tên Kiều Phương là Mèo. Thấy em gái lục lọi pha chế màu vẽ, người anh bí mật theo dõi.(0.5đ)
	Tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy khó chịu, đầy mặc cảm vì bị thua kém. Dần dần người anh tự xa lánh em, không thân thiết như trước nữa.(0.5đ)
	Khi lén xem những bức tranh của em, anh ta thầm thán phục nhưng trong lòng vẫn ghen tị với tài năng của em.(0.75đ)
	Đến khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất do em gái vẽ chính chân dung của mình, người anh mới ngạc nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ, lúc đó mới cảm nhận được cả tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em gái.(1.25đ)
Câu 2(3đ) Yêu cầu cần đạt
	Đoạn kết, nhà thơ đã nâng ý nghĩa câu truyện lên một tầm khái quát lớn : 
	- Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, thương đoàn dân công, việc không ngủ của Bác chỉ là một lẽ thường tình vì cái đêm không ngủ trong thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. (1,5đ)
	- Hơn nữa Bác là Hồ Chí Minh lãnh tụ của một dân tộc, cuộc đời của Bác dành trọng vẹn cho dân tộc Việt Nam. (1,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docT97.doc