Giáo án Đại số 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I

Giáo án Đại số 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I

1. Kiến thức:

 - Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc và các tính chất của phép cộng trong Z

 2. Kỹ năng:

 - Thực hiện phép tính và tính giá trị biểu thức

 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khoa học khi làm bài tập

 II/ Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ (các tính chất của phép cộng trong Z)

 - HS: Chuẩn bị câu hỏi ôn tập

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1155Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 53. Ôn tập học kì I
	I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc và các tính chất của phép cộng trong Z
	2. Kỹ năng:
	- Thực hiện phép tính và tính giá trị biểu thức
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khoa học khi làm bài tập 
	II/ Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ (các tính chất của phép cộng trong Z)
	- HS: Chuẩn bị câu hỏi ôn tập
	III/ Các hoạt động:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
HĐ1. Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên
? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì
- GV vẽ trục số minh hoạ
? Muốn tìm GTTĐ của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm làm như thế nào
? Muốn cộng hai số nguyên cùng âm làm như thế nào
- Yêu cầu HS làm ví dụ:
(-15) + (-20)
 (-25) + (-30)
? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu làm như thế nào 
- Yêu cầu HS làm ví dụ
(-30) + 10
(-15) + 40
? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS làm ví dụ:
15 – (-20)
(-28) – (12)
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
- Yêu cầu HS làm ví dụ
(-90) – (a-90) + (7-a)
HĐ2. Ôn tập tính chất của phép cộng
? Phép cộng trong Z có những tính chất gì 
? Viết dạng tổng quát 
? Phép cộng trong Z và trong N có gì giống và khác nhau
? Các tính chất của phép cộng có ứng dụng gì trong thực tế
HĐ3. Luyện tập
- GV đưa ra bài tập
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
- GV đưa ra bài tập
? Tìm các số nguyên x
- Gọi 1 HS lên bảng tính tổng
GTTĐ của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0
GTTĐ của số 0 là số 0
GTTĐ của số nguyên dương là số nguyên dương
GTTĐ của số nguyên âm là số nguyên dương
- HS phát biểu quy tắc 
- HS thực hiện ví dụ
- HS phát biểu quy tắc
- HS thực hiện ví dụ
Lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b
- HS thực hiện ví dụ
Bỏ ngoặc trước có dấu (-) thì đổi dấu các hạng tử trong ngoặc
Bỏ dấu ngoặc trước có dấu (+) thì giữa nguyên dấu của các hạng tử trong ngoặc
- HS làm ví dụ
Phép cộng trong Z có 4 tính chất 
+ Giao hoán:
+ Kết hợp
+ Cộng với số 0
+ cộng với số đối
Phép cộng trong N và trong Z giống nhau là đều có:
+ Giao hoán:
+ Kết hợp
+ Cộng với số 0
Khác nhau: phép cộng trong Z có thêm tính chất cộng với số đối
Các tính chất của phép cộng dùng để tính nhanh giá trị biểu thức 
a) Thực hiện phép tính trong ngoặc
b) Thực hiện từ trái sang phải
- 2 HS lên bảng làm 
x = 
- 1 HS lên bảng tính tổng
I. Các quy tắc cộng trừ số nguyên
1. GTTĐ của số nguyên a
2. Phép cộng trong Z
a) Cộng hai số nguyên âm
 Ví dụ;
(-15) + (-20) = -(15 + 20)
= -35
(-25) + (-30) = -(25 + 30) 
= -55
b) Cộng hai số nguyên khác dấu
Ví dụ:
(-30) + 10 = -(30 – 10) = -20
(-15) + 40 = (40 – 15) = 25
3. Phép trừ trong Z
a – b = a + (-b)
Ví dụ:
15 –(-20) = 15 + 20 = 35
(-28) – 12 = (-28) + (-12)
= -40
* Quy tắc dấu ngoặc
Ví dụ:
(-90) – (a-90) + (7-a) 
= (-90) –a + 90 + 7 – a
= [(-90) + 90]+[(-a) +(-a)]+7
= 0 -2a + 7 = 7 – 2a
II. Tính chất của phép cộng
+ Giao hoán: a + b = b + a
+ Kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với số 0: 
0 + a = a + 0 = a
+ Cộng với số đối:
a + (-a) = (-a) + a = 0
III. Luyện tập
Bài 1. Thực hiện phép tính 
a) [(-18) + (-7)] - 15
= (-25) – 15 = (-25) + (-15)
= -40
b) (-219) – (-229) + 60
= (-219) + 229 + 60
= 10 + 60 = 70
Bài 2. Liệt kê và tính tổng các số nguyên x thoả mãn 
- 4 < x , 5
x = 
Tính tổng:
(-3) + (-2) + (-1) +0 + 1 + 2 + 3 + 4
= [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 + 4= 0 + 4 = 4
HĐ4. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu, quy tắc lấy GTTĐ của một số nguyên, quy tắc dấu ngoặc
	- Làm bài tập: 29/58; 57/60; 86/64; 162,163/75 (SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53.doc