Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

1/. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

Biết cch giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

1.2. Kỹ năng:

 Biết được một số công việc cần làm để giữ gìn nh ở sạch sẽ, ngăn nắp.

1.3. Thái độ:

 Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ để môi trường sống luôn sạch, đẹp.

2/. TRỌNG TM:

Biết cch giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

3/. CHUẨN BỊ:

-GV: Tranh phóng to H 2.8 & H 2.9/ SGK.

-HS: Sưu tầm tranh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.

4/. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức & kiểm diện: 61: 62:

4.2. Kiểm tra miệng:

-G:+ Nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người ?

+ Nhà ở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ cĩ lợi gì cho bản thân và gia đình?

 + Là HS, chúng ta cần phải làm gì để góc học tập luôn sạch đẹp và gọn gàng ?

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 3327Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 -Tiết 23
Tuần dạy: 13
GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
1/. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
Biết cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
1.2. Kỹ năng: 
	 Biết được một số công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
1.3. Thái độ: 
	 Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ để môi trường sống luôn sạch, đẹp.
2/. TRỌNG TÂM:
Biết cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
3/. CHUẨN BỊ:
-GV: Tranh phóng to H 2.8 & H 2.9/ SGK.
-HS: Sưu tầm tranh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
4/. TIẾN TRÌNH: 
4.1. Ổn định tổ chức & kiểm diện: 61:	 62: 
4.2. Kiểm tra miệng:
-G:+ Nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người ?
+ Nhà ở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ cĩ lợi gì cho bản thân và gia đình?
	+ Là HS, chúng ta cần phải làm gì để góc học tập luôn sạch đẹp và gọn gàng ? 
-H:+ Nhà ở là nơi trú ngụ, bảo vệ con người, đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình. (4đ)
+ Nhà ở sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thể hiện tính thẩm mỹ, tạo sự thoải mái và thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. (4đ) 
	+ Em thường xuyên quét dọn, sắp xếp sách vở gọn gàng, khoa học, hợp lý. (2đ)
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu về lợi ích của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
-G: Cho HS quan sát H 2.8 & H 2.9, hỏi:
Em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp với nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh ?
-H: Quan sát hình vẽ, trả lời.
Theo em, thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
-H: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có môi trường sống luôn sạch đẹp, gọn gàng.
=> Nêu ví dụ thực tế để minh họa.
-H: Quan sát kỹ H 2.9 để so sánh khung cảnh bên ngoài & bên trong H 2.8, rút ra nhận xét về nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
Nếu ở trong ngôi nhà lộn xộn, thiếu vệ sinh sẽ có tác hại gì ? (HS trả lời)
=> Nêu thêm ví dụ thực tế về tác hại của nhà ở thiếu vệ sinh (môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ mỹ quan của ngôi nhà)
HĐ2: Cách giữ gìn nhà ở sạch sẻ, ngăn nắp.
-ĐVĐ: Nhà ở là nơi sinh sống của con người, do các hoạt động hằng ngày (ăn uống, ngủ, nghỉ, nấu ăn), làm cho nhà ở không còn sạch sẽ, ngăn nắp nữa nếu không thường xuyên sắp xếp và giữ gìn.
-Vậy, sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là gì ?
-G: Hướng dẫn HS phân tích ví dụ về ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và hoạt động của con người đến nhà ở.
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp cho ta lợi ích gì ?
Ở nhà em, ai là người thường xuyên dọn dẹp và làm các công việc nội trợ ? (HS trả lời).
Mỗi ngưòi cần có nếp sống, sinh hoạt như thế nào? 
Hãy kể những việc làm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng tại gia đình em ?
Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên ? (H: vì môi trường sống, đảm bảo sức khỏe, đỡ mất thời gian, công việc đạt hiệu quả cao hơn).
* GDMT: 
-Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp để mơi trường luơn sạch, đẹp.
-Thực hiện và nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp; hạn chế tác động trong sinh hoạt của con người đến mơi trường sống.
I/. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 1). Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 -Có môi trường sống luôn sạch đẹp, gọn gàng.
 -Có sự chăm sóc, giữ gìn do bàn tay con người.
 2). Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh:
 -Môi trường ô nhiễm, dễ bị đau ốm.
 -Làm việc không hiệu quả, cảm giác khó chịu.
 -Mất thời gian tìm kiếm một vật.
 -Làm cho nhà ở xấu đi.
II/. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 1). Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 -Để đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
 -Phải thường xuyên dọn dẹp, lau chùi
mới giữ được nhà ở gọn gàng, sạch đẹp.
 2). Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 -Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp.
 -Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở.
 -Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sẽ mất ít thời gian và cĩ hiệu quả tốt hơn.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 -G: Qua bài học, em ghi nhớ được những kiến thức gì ?
 -H: Đọc ghi nhớ /SGK- 41.
 -Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? (để đảm bảo sức khỏe, tránh ô nhiễm môi trường, tạo vẻ đẹp và thẩm mỹ cho ngôi nhà)
 -Em phải làm gì để giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ và ngăn nắp?
	(H: Phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, vệ sinh)
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
 -Về nhà học bài chủ yếu phần ghi nhớ /SGK-41.
 -Thường xuyên vận dụng việc sắp xếp, giữ gìn nhà ở sạch đẹp, ngăn nắp.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Xem bài 11: “ Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật ”.
-Sưu tầm một số tranh ảnh, gương, rèm cửa dùng để trang trí.
-Tìm hiểu công dụng và cách treo gương để trang trí nhà ở.
5/. RÚT KINH NGHIỆM:
* Về nội dung:
............................................................................................................................................ 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Về phương pháp:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc