Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 27-36 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Chung Thủy

Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 27-36 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Chung Thủy

A. Mục tiêu bài kiểm tra:

- Thông qua bài kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của HS trong năm học, từ đó GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoá người học.

- Đánh giá được một số kĩ năng thao tác thực hành ứng dụng của HS.

- Định hướng ý thức trách nhiệm của các em đối với cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

GV: Soạn đề kiểm tra, chuẩn bị đề phát cho HS.

HS: Học bài, chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra.

C. Tiến trình dạy học:

ĐỀ BÀI

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm). Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau:

a) Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng . hoặc bằng . của các thành viên trong gia đình tạo ra.

b) Mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm . tuỳ theo sức của mình để góp phần .

c) Chi tiêu theo kế hoạch là việc . nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với .

d) Mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch . để chi cho những việc ., mua sắm thêm các . hoặc để phát triển.

 

doc 61 trang Người đăng vanady Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 27-36 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Chung Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27. Tiết 51. Soạn ngày 28/ 02/ 10.
Kiểm tra thực hành 
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức thực hành: Sử dụng pp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như món trộn dầu giấm, món muối chua.
- Kiểm tra cách làm món trộn dầu giấm – rau xà lách và món trộn hỗn hợp – nộm rau muống.
B. Chuẩn bị:
GV: Phân công các nhóm làm thực hành ở nhà, mang sp đến chấm:
Nhóm 1; 2: Làm món trộn dầu giấm – rau xà lách
Nhóm 3; 4: Làm món trộn hỗn hợp – nộm rau muống.
HS: Học kĩ bài 19; 20. Làm t/h theo nhóm ở nhà, mang sản phẩm.
C. Tiến trình dạy học:
Trước khi chấm sp thực hành.
GV cho HS làm bài lí thuyết trên giấy.
Đề bài cho nhóm 1 và nhóm 2:
Câu 1: Nêu nguyên liệu để làm món trộn dầu giấm – rau xà lách.
Câu 2: Điền từ (cụm từ) vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau: 
Quy trình thực hiện món trộn dầu dấm – rau xà lách là:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị:
- Rau xà lách: nhặt rửa sạch, ......................, vẩy cho ráo nước.
- Thịt bò: ................
- Hành tây: bóc lớp vỏ khô, ....................
- Cà chua:
Giai đoạn 2: Chế biến:
- Làm nước trộn dầu giấm: ..................
- Trộn rau: .................
Giai đoạn 3: Trình bày:
Xếp ............vào đĩa, chọn ..............., trên để ............. và trên cùng là ........... trang trí...........
Đề bài cho nhóm 3 và nhóm 4:
Câu 1: Nêu nguyên liệu để làm món trộn hỗn hợp – nộm rau muống.
Câu 2: Điền từ (cụm từ) vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau: 
Quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp – nộm rau muống là:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị:
- Rau muống: nhặt bỏ lá và cọng già, ..................
- Thịt, tôm: Rửa sạch.
Đun sôi 1/2 bát nước, cho ..............; sau đó cho .................
- Thịt luộc: .......................
- Củ hành khô: bóc vỏ, rửa sạch, ...................
- Rau thơm: ....................
Giai đoạn 2: Chế biến:
- Làm nước trộn nộm:....................
- Trộn nộm: .....................
Giai đoạn 3: Trình bày:
Rải rau thơm và lạc ......... đĩa nộm, cắm ...........trên cùng. Khi ăn......
Biểu điểm
Bài lí thuyết: Trả lời đúng nội dung SGK bài 19; bài 20: 5 điểm.
Câu 1: 2 điểm. Câu 2: 3 điểm.
Bài thực hành: Sản phẩm được chấm theo nhóm: 5 điểm.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 27. Tiết 52. Soạn ngày 28/ 02/ 10.
Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, học sinh:
* Kiến thức: Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
* Kỹ năng: T/c được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.
*Thái độ: Có ý thức chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý.
B. Chuẩn bị:
- Thực đơn về các bữa ăn trong ngày.
- Hình ảnh một số món ăn tiêu biểu.
C. Tiến trình dạy học:
I/ ổn định tổ chức lớp:
II/ Kiểm tra: Nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
III/ Bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: GV đặt vấn đề vào bài – Thế nào là bữa ăn hợp lí?
GV đặt vấn đề vào bài:
ăn là một nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại, tuy nhiên ăn như thế nào để đảm bảo sự phát triển toàn diện về trí lực, về thể lực lại là một v/đ...
- Cơ thể con người tự bản thân có có những đòi hỏi về chất để duy trì sự sống, tồn tại và phát triển... 
I. Thế nào là bữa ăn hợp lí?
? Bữa ăn hợp lí cần những loại thực phẩm nào.
HS trả lời:
Chất đạm, chất đường bột, chất béo, các loại vitamin, chất khoáng...
GV KL: Chọn đủ thực phẩm thuộc các nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh: Nhóm giàu chất đạm, giàu chất đường bột, giàu chất béo, giàu chất khoáng và vitamin.
Ví dụ: Bữa ăn thường ngày của gia đình em có:
-Đậu phụ sốt cà chua
-Tôm rang
-Bắp cải luộc.
-Cà muối
Đường bột, chất béo.
-Đạm, khoáng.
-Vitamin, chất sơ.
-Khoáng, chất sơ
? Bữa ăn hàng ngày của gia đình em thường có những món nào.
? Có những chất dinh dưỡng nào, có đủ dùng không, có thấy ngon miệng không.
HS kể lại một số món ăn trong bữa ăn của gia đình.
HS trả lời.
Cho HS đối chiếu với 4 nhóm dinh dưỡng, rồi rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: Phân chia số bữa ăn trong ngày
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày 
GV nêu vấn đề: Ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn , việc phân chia số bữa ăn trong ngày có vai trò như thế nào đối với đời sống con người , chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này
ở mỗi vùng ,để phù hợp sinh hoạt , họ bố trí thời gian và số bữa ăn trong ngày có thể không giống nhau. ĐK kinh tế cũng ảnh hưởng đến vấn đề này 
Bữa phụ: 
Ngô, khoai, sắn, mì nấu, cơm rang, bánh , sữa ....)
Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn bao nhiêu bữa?
Các em có thể phân biệt được như thế nào là bữa ăn chính, bữa ăn phụ trong ngày?
HS : - Hai bữa 
- Ba bữa
- Nhiều bữa
HS trả lời:
Bữa chính có cơm mới nấu và nhiều món ăn hơn
 Bữa phụ không nhất thiết phải có cơm.
GV nói thêm : Thông thường ở thành phố , thị trấn, thị xã, đối với các gia đình công nhân , viên chức họ có hai bữa chính là trưa và tối còn sáng là bữa phụ . Còn ở nông thôn nói chung có nơi sinh hoạt như thị trấn , thị xã, có nơi ăn sáng lại là bữa chính để họ kéo dai thời gian làm việc trong buổi .
GV khẳng định: Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn nhiều bữa (từ hai bữa trở lên ) tại sao phải ăn nhiều bữa trong ngày? Khoa học đã khẳng định khi dạ dày hoạt động bình thường , thức ăn được tiêu hoá hết trong khoảng thời gian 4-5 h sau khi ăn . Do vậy khoảng cách giữa mối bữa ăn thường từ 4-5h là hợp lý .
Nếu theo cách lý giải trên mỗi ngày có 24h thì ta phải ăn bao nhiêu bữa ? Tại sao ? 
Tại sao ta cần ăn đủ bữa , đúng giờ mỗi ngày?
ăn từ 3 đến 4 bữa.
HS trả lời. GV chốt lại
+ Bữa sáng : sau khi ngủ dậy ,bụng đói nên ăn đủ năng lượng, chuẩn bị cho lao động học tập cả buổi . Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ .
+ Bữa trưa : Sau buổi lđ , cần ăn bổ sung đủ chất , nên rút ngắn thời gian bữa ăn để có thời gian nghỉ ngơi nhằm tái tạo sức lao động để buổi làm việc sau hiệu quả hơn 
+ Buổi tối : Sau một ngày lao động , cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn ở 4 nhóm dinh dưỡng để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày 
Bữa tối gia đình sum họp , trò chuyện, ăn uống nên thời gian bữa ăn thường dài hơn 
Tóm lại : ăn uống đúng bữa , đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng , đủ chất dinh dưỡng ... là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và góp phần tăng thêm tuổi thọ.
 IV/ Tổng kết – Dặn dò: 
Yêu cầu HS về đọc SGK và hiểu như thế nào bữa ăn hợp lý? Liên hệ với bữa ăn của gia đình .
HS chuẩn bị tiết 2 phần III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gđ
 ------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt giáo án tuần 27
Tuần 28. Tiết 53. Soạn ngày 07/ 03/ 2010
Bài 21 : Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình (Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học : Sau khi học xong bài, học sinh:
* Kiến thức: Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
* Kỹ năng: Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.
*Thái độ: Có ý thức chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên : Soạn bài.
Chuẩn bị máy vi tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt, giấy trong.
Hai bảng phụ để tổ chức học sinh chơi trò chơi.
- HS : Gt, bút viết giấy trong, 4 bảng chữ cái A, B, C, D và 2 bảng Đ , S
C. Tiến trình dạy học
I/ ổn định tổ chức lớp:
II/ Bài dạy:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 GV nêu câu hỏi kiểm tra
 - Gọi HS trả lời
Câu hỏi 1 :
Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
Gọi 1 HS khác nhận xét thêm và cho điểm.
1 HS lên bảng trả lời :
Yêu cầu trả lời : 
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp, để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Câu hỏi 2 : Hãy ghép mỗi ý ở cột II với một ý ở cột I để được sự phân chia các bữa ăn trong ngày phù hợp?
Cột I
Cột II
1. Bữa sáng
A. Cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
2. Bữa trưa
B. Bụng đói, nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập, nên ăn vừa phải.
3. Bữa tối
C. Bụng đói, nên ăn thật nhiều để có nhiều năng lượng cho lao động, học tập.
D. Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành và các loại rau, củ, quả.
Cho HS cả lớp dùng bảng chữ cái ghép từng ý :
1 – B 2 – A 3 – D
- GV hỏi thêm :
+ Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn trong ngày là bao nhiêu giờ?
- Yêu cầu trả lời : Từ 4 – 5 giờ là hợp lý.
+ Em hãy kể tên một số món ăn mà em đã được dùng trong các bữa sáng, bữa trưa, bữa tối ở gia đình em?
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời :
GV nói : Ngoài những món ăn mà bạn vừa kể, còn có rất nhiều món ăn khác được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, trong các bữa tiệc liên hoan họp mặt, sinh nhật bạn bè... Chúng ta hãy theo dõi thêm các món ăn ở thông tin sau :
HS theo dõi thông tin :
- GV hỏi :
+ Xem xong thông tin trên, em cảm nhận các món ăn ở đó có ngon không ? có hấp dẫn không ?
Gọi 1 HS trả lời :
GV hỏi tiếp :
+ Nếu bữa ăn nào em cũng ăn một trong những món đó thì liệu em có còn cảm thấy ngon miệng nữa không ?
Gọi 1 HS trả lời
GV chốt lại : Vậy để bữa ăn nào chúng ta cũng cảm thấy ngon miệng,
không bị nhàm chán thì khi tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, chúng ta cũng phải tuân theo các nguyên tắc cụ thể. Đó chính là nội dung bài học hôm nay. Các em mở vở ghi bài, mở SGK trang 106, cô trò mình cùng nghiên cứu.
Hoạt động 2: Dạy và học bài mới 
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 2.1 : Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Bài 21
Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
I.T/ n là bữa ăn hợp lí?
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày.
III. Ngt tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình :
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
- Hãy theo dõi thông tin sau: 
- Vậy khi tổ chức một bữa ăn hợp lý trong gia đình, ta cần chú ý điều gì?
- Trong gia đình em gồm có những ai ?
HS theo dõi thông tin.
Sau đó trả lời : Không hợp lý vì các món ăn đó bé chưa thể ăn được.
HS trả lời: Đó là: Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
HS trả lời.
GV : Trong mỗi gia đình thường gồm có nhiều thành viên ở các lứa tuổi khác nhau: người cao tuổi như ông, bà, cha, mẹ ... ; người ít tuổi như con, cháu trai, cháu gái ... Tuỳ theo sức khỏe của từng người mà mỗi người có những công việc khác nhau.
Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vào những yếu tố nào. 
Hãy làm bài tập sau:
Hãy chọn câu tr ... :
- Thu nhập của gia đình gồm những loại nào?
- Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
III/ Bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Xác định thu nhập của gia đình.
I. Xác định thu nhập của gia đình.
a. Xác định tổng thu nhập của gia đình ở thành phố trong một tháng.
b. Xác định tổng thu nhập của gia đình trong một năm của một gia đình ở nông thôn.
c. Xác định tổng thu nhập của gia đình trong một năm của một gia đình ở miền Trung du Bắc Bộ.
Cho HS đọc ví dụ SGK.
? Hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng.
Cho HS đọc ví dụ SGK.
? Hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một năm.
Cho HS đọc ví dụ SGK.
Cho cả lớp làm, sau đó gọi 1HS lên bảng
HS đọc ví dụ SGK.
Tổng thu nhập của gia đình trong một tháng là:
900 000 + 350 000 + 
1 000 000 + 800 000 = 
3050 000đ.
HS lên bảng tính.
1HS lên bảng tính.
Hoạt động 2: Xác định mức chi tiêu của gia đình.
II. Xác định mức chi tiêu của gia đình.
GV cho HS hoạt động nhóm:
HS hoạt động nhóm.
Nhóm 1: Lập phương án chi cho gia đình ở thành phố.
Nhóm 2: Lập phương án chi cho gia đình ở nông thôn.
Nhóm 3: Lập phương án chi cho gia đình ở miền Trung du bắc bộ.
Mỗi nhóm lập cụ thể:
_ Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt, mua quần áo, giày dép, trả tiền điện thoại, nước, mua đồ dùng gia đình.
_ Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,...
_ Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng xe.
_ Chi khác:
_ Tiết kiệm:
GV gợi ý, hướng dẫn HS.
GV gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung.
HS thực hành theo nhóm. Sau đó:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
IV/ Tổng kết dặn dò – Hướng dẫn về nhà:
- GV nhận xét đánh giá kết quả tính toán thu chi của các nhóm HS.
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS
- Đánh giá kết quả đạt được của HS, cho điểm từng nhóm.
- Về nhà: Đọc trước phần còn lại để giờ sau tiếp tục thực hành.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 35. Tiết 68. Soạn ngày 25/ 04/ 2010.
Bài 27. Thực hành
Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình (Tiết 2)
 A. Mục tiêu bài học: 
Thông qua bài thực hành, HS:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
B. Chuẩn bị:
- Giấy, vở, bút mực, bút chì.
- Chia nhóm HS:
C. Tiến trình dạy học:
I/ ổn định tổ chức lớp:
II/ Kiểm tra bài cũ:
- Thu nhập của gia đình gồm những loại nào?
- Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
III/ Bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (sách, vở, bút...)
- Chia 3 nhóm HS và cử nhóm trưởng các nhóm.
- Nêu yêu cầu thực hành 
Bước 1: Phân công bài tập thực hành
GV phân công cho mỗi nhóm HS làm bài tập thực hành theo 3ý SGK.
HS làm bài tập thực hành theo nhóm.
Nhóm 1: Gia đình em có 4 người, mức thu nhập một tháng là 2 000 000 đ (ở thành phố) và 800 000 đ (ở nông thôn). Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100 000 đ
Nhóm 2: Mỗi ngày, bố me em cho em 1500đ để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1000 đ/ ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được tiền không?
Nhóm 3: Em tham gia kế hoạch nhỏ như nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ... để bán lấy tiền và tiền mừng tuổi Tết...
Tổng số mỗi năm em có khoảng 200000đ.
Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào?
Em để dành được bao nhiêu?
Bước 2: 
Bước 3:
GV gợi ý, hướng dẫn HS.
GV gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung.
HS thực hành theo nhóm. Sau đó:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Hoạt động 2: Tổng kết bài học – Hướng dẫn về nhà:
- GV nhận xét đánh giá kết quả tính toán thu chi của các nhóm HS.
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS
- Đánh giá kết quả đạt được của HS, cho điểm từng nhóm.
- Về nhà ôn lại các bài đã học, giờ sau ôn tập theo các nội dung sau:
Câu 1: Tại sao phải ăn uống hợp lí?
Câu 2: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm. Em phải làm gì khi thấy:
+ Một con ruồi trong bát canh.
+ Mùi vị khác trong bát canh
Câu 3: Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
Câu 4: Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm.
Câu 5: Thu nhập gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
Câu 6: Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình.
Câu 7: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Câu 8: Em đã đóng góp gì để cân đối thu chi trong gia đình?
------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt giáo án tuần 35
Tuần 36. Tiết 69. Soạn ngày 02/ 05/ 2010.
Ôn tập
A. Mục tiêu bài học:
- Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một kiến thức trọng tâm của chương III.
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình.
- Vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- HS: Ôn tập theo câu hỏi ở tiết trước.
C. Tiến trình dạy học:
I/ ổn định tổ chức lớp:
II/ Kiểm tra: Xen lẫn quá trình luyện tập
III/ Bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập các nội dung đã học
Câu 1: Tại sao phải ăn uống hợp lí?
Câu 2: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm. 
Em phải làm gì khi thấy:
+ Một con ruồi trong bát canh.
+ Mùi vị khác trong bát canh
Câu 3: Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
Câu 4: Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm.
Câu 5: Thu nhập gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
Câu 6: Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình.
Câu 7: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Câu 8: Em đã đóng góp gì để cân đối thu chi trong gia đình?
GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
GV cho HS hoạt động nhóm:
Nhóm 1; 2: Câu 2.
Nhóm 3; 4: Câu 3.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
_ Cho HS thảo luận theo bàn.
Đại diện các bàn trả lời.
HS trả lời:
- ăn đủ no, đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối, có đủ sức khoẻ để làm việc và chống đỡ với bệnh tật.
HS làm việc theo nhóm.
_ Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khoẻ để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể là nguồn gây bệnh, dẫn đến tử vong.
_ Những việc cần làm khi sơ chế thực phẩm:
+ Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt, thái.
+ Không để ruồi bọ bâu vào.
+ Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp.
+ Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa, không để rau khô héo.
+ Rau củ quả ăn sống, nên gọt vỏ trước khi ăn.
IV/ Tổng kết bài học – Hướng dẫn về nhà:
- GV nhận xét giờ ôn tập.
- Nhắc nhở HS học toàn bộ ND đã ôn tập để tiết sau làm bài kiểm tra.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 36. Tiết 70. Soạn ngày 02/ 05/ 2010.
Kiểm tra cuối năm học
A. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Thông qua bài kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của HS trong năm học, từ đó GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoá người học.
- Đánh giá được một số kĩ năng thao tác thực hành ứng dụng của HS.
- Định hướng ý thức trách nhiệm của các em đối với cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn đề kiểm tra, chuẩn bị đề phát cho HS.
HS: Học bài, chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra.
C. Tiến trình dạy học: 
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau:
a) Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng ............. hoặc bằng ............ của các thành viên trong gia đình tạo ra.
b) Mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm ............... tuỳ theo sức của mình để góp phần .................
c) Chi tiêu theo kế hoạch là việc ...................... nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với ..............
d) Mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch ................ để chi cho những việc ................, mua sắm thêm các .................... hoặc để phát triển...............
Câu 2: (1 điểm). Hãy chọn nội dung ở cột B để hoàn tất các câu ở cột A.
Cột A
Cột B
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách...
a) lương hưu, lãi tiết kiệm.
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là .....
b) làm kinh tế phụ để tăng thu nhập.
3. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể ......
c) nhu cầu hàng ngày của gia đình, còn một phần đem bán để lấy tiền chi cho các nhu cầu khác.
4. Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho ......
d) góp phần tăng thu nhập gia đình.
5. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là .....
e) làm thêm giờ, tăng năng suất lao động.
g) có một khoản tiền để chi cho việc đột xuất.
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: - Muốn tổ chức tốt bữa ăn, cần phải làm gì?
 - Nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?
Câu 2: - Cân đối thu chi trong gia đình là gì?
 - Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?
 - Em hãy kể tên những khoản chi tiêu của gia đình em.
Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: 2 điểm
a) tiền, hiện vật, lao động 0,5đ
b) các công việc, tăng thu nhập gia đình 0,5đ
c) xác định trước, khả năng thu nhập 0,5đ
d) tích luỹ, đột xuất, đồ dùng khác, kinh tế gia đình 0,5đ
Câu 2: 1 điểm 
1 + e; 2 + a; 3 + b; 4 + c; 5 + d
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: 3 điểm 
* Muốn tổ chức tốt bữa ăn chu đáo cần phải:
Xây dựng thực đơn.
Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn.
Chế biến món ăn.
Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn. (1,5đ)
* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. (1,5đ)
Câu 2: 4 điểm
* Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích luỹ cho gia đình. (1,5đ)
- Để cân đối thu chi trong gia đình cần phải biết chi tiêu theo kế hoạch và phải có kế hoạch tích luỹ. (1đ)
- Kể tên những khoản chi tiêu của gia đình:
+ ăn uống + May mặc
+ Nhà ở, điện, nước... + Đi lại
+ Bảo vệ sức khoẻ + Học tập
+ Nghỉ ngơi, giải trí (1,5đ)
------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt giáo án tuần 36

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nhge 6 moi 2011.doc