Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

I.MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Giúp HS nắm được cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.

 2. Kỹ năng:

 _ Giúp các em biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn tại nhà.

 _ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.

 3. Thái độ:

 _ Có thái độ học tập đúng đắn

II. CHUẨN BỊ

 + Giáo viên:_ Mẫu vật tự sưu tầm có liên quan đến bài dạy.

 _ Hình 3-17, 3-18,3-19 phóng to

 + Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp

 2. Bài cũ:

a. Em hãy nêu cách bảo quản thịt, cá?

b. Muốn bảo quản rau, củ, quả, đậu, hạt khô chúng ta phải làm như thế nào?

 3. Đặt vấn đề:

 _ Tiết trước chúng ta đã biết cách bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến. Vậy, trong khi chế biến có bị mất chất dinh dưỡng không và làm thế nào để bảo quản tốt các chất dinh dưỡng trong khi chế biến thì chúng ta cùng tìm hiểu phần hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 15/01/2011
Tiết 43 Ngày dạy: 17/01/2011
BÀI 17:
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (tt)
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 _ Giúp HS nắm được cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
 2. Kỹ năng: 
 _ Giúp các em biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn tại nhà. 
 _ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
 3. Thái độ: 
 _ Có thái độ học tập đúng đắn 
II. CHUẨN BỊ
 + Giáo viên:_ Mẫu vật tự sưu tầm có liên quan đến bài dạy. 
 _ Hình 3-17, 3-18,3-19 phóng to 
 + Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Bài cũ: 
a. Em hãy nêu cách bảo quản thịt, cá?
b. Muốn bảo quản rau, củ, quả, đậu, hạt khô chúng ta phải làm như thế nào?
 3. Đặt vấn đề:
 _ Tiết trước chúng ta đã biết cách bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến. Vậy, trong khi chế biến có bị mất chất dinh dưỡng không và làm thế nào để bảo quản tốt các chất dinh dưỡng trong khi chế biến thì chúng ta cùng tìm hiểu phần hôm nay.
 4. Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động Tìm hiểu Tại sao quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa
- GV: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn ?
_ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
_ Cho biết những sinh tố nào tan nhiều trong nước?
_ Cho biết những sinh tố nào tan nhiều trong trong chát béo?
_ GV kết luận và cho hs ghi bài
_ HS đọc thông tin
_ Vì:
 + Đun nấu lâu mất nhiều sinh tố: C, B, PP.
 + Rán lâu mất nhiều sinh tố: A, D, E, K
_ Hs thảo luận
_ Sinh tố: C, B, PP.
_ Sinh tố A, D, E, K
_ HS ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng
- GV: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng như thế nào?
+ Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín chất đạm như thế nào?)
+ Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi, chất béo như thế nào ?
+ Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào?
+ Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào?
+ Khi đun nấu chất khoáng và sinh tố như thế nào?
_ GV cho hs ghi bảng
_ Đối với: Chất đạm, chất béo, chất đường, bột : 
+ HS trả lời.
_ Đun ở nhiệt độ quá cao gía trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi, bị biến chất
+ HS trả lời.
+ Tinh bột cháy đen.
+ HS trả lời.
+ Chất khoáng, các sinh tố : Đun ở nhiệt độ quá cao một phần chất khoáng tan vào nước , các sinh tố sẽ bị mất đi
+ HS ghi bài
Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
_ Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn?
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK
- Chuẩn bị bài mới cá phương pháp chế biến thực phẩm. 
5.GHI BẢNG
I. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG KHI CHẾ BIẾN
 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
	_ Vì đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K.
* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
	- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
	- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
	- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
	- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
	- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
 a. Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi
 b. Chất béo: Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
 c. Chất đường bột: Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
 d. Chất khoáng: Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước.
 e. Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 23 Ngày soạn: 15/01/2011
Tiết: 44 Ngày dạy: 18/01/2011
BÀI 18: 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 _ Giúp HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm, nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
2. Kỹ năng: 
 _ Giúp các em biết cách chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
3. Thái độ: 
 _ Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người. 
II.CHUẨN BỊ:
 + Giáo viên: Hình vẽ phóng to (H 3.20) 
 + Học sinh: Vở, viết, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Bài cũ: 
 a/ Cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến ?
 b/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng ?
 3. Đặt vấn đề:
 _ Làm sao để có được những món ăn ngon hợp khẩu vị đồng thời đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay “CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM” 
 4. Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm trong nước
- GV: Cho HS quan sát (H 3.20) và nêu hiểu biết của mình về phương pháp luộc.
+ GV gọi HS trả lời theo hiểu biết: luộc là gì?
 _ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về trạng thái, màu sắc, hương vị của một số món luộc thường dùng 
_ GV yêu cầu hs trả lời và rút ra kết luận
- GV: Nấu là gì? Trong các bữa ăn hàng ngày món nào là món nấu? 
+ GV yêu cầu hs nêu quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món nấu?
_ GV kết luận cho hs ghi vào vở.
_ GV: Kho là gì? Kể một số món kho mà em biết?
_ GV yêu cầu hs nêu quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món kho?
_ GV kết luận, HS ghi vào vở.
_ HS quan sát
_ HS trả lời
_ HS thảo luận
+ HS rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món luộc và ghi bài vào vở.
_ HS trả lời
_ HS nêu
_ HS ghi bài
_ HS nêu khái niệm và nêu vd
_ HS nêu
_ HS ghi vào vở.
Hoạt động 2 Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
+ Cho HS xem hình 3-21 trang 87 SGK.
+ Hấp là làm như thế nào?
+ Em hãy kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng ở gia đình em?
_ GV yêu cầu hs tự rút ra kết luận và ghi lên bảng
_ HS quan sát
_ HS trả lời
_ HS kể tên một số món
+ HS rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món hấp và ghi bài
Hoạt động 4: Vận dụng và cũng cố
_ Thế nào là luộc, nấu, kho?
_ Yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện của món luộc, kho, nấu?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài, Làm bài tập 1 trang 91 SGK
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Món nướng, món rán, món rang, món xào.
5. GHI BẢNG
I. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT
 1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
 a. Luộc: Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
 + Quy trình thực hiện: (SGK)
 + Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
 b. Nấu: Phối hợp nhiều nguyên liệu: động vật, thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.
 + Quy trình thực hiện: (SGK)
 + Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
 c. Kho:
 _ Làm chín thực phẩm trong môi trường nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
 + Quy trình thực hiện: (SGK)
 + Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
. 2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước:
 _ Hấp: Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước, lửa cần to để nước bốc hơi nhiều đủ làm chín thực phẩm
 Vd : Hấp bánh bao, xôi
 + Quy trình thực hiện: : (SGK)
 + Yêu cầu kỹ thuật: : (SGK)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDungCN 6Tuan 23.doc