Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2009-2010 (2 cột)

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2009-2010 (2 cột)

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

- HS vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.

- Có ý thức giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Mẫu mô hình mặt bằng phòng ở và đồ đạc.

- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Phương pháp dạy học:

- Vấn đáp, trực quan,

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2009-2010 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/09
Ngày giảng: 03/11/09
Tiết 23
Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
- HS vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
- Có ý thức giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Mẫu mô hình mặt bằng phòng ở và đồ đạc.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Phương pháp dạy học : 
- Vấn đáp, trực quan,
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1
Tìm hiểu về yêu cầu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhả ở lộn xộ thiếu về sinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Khi em bước vào ngôi nhà hay căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và 1 phòng bừa bộn em có cảm giác ntn
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.8: 2.9
? Nếu ở ngôi nhà như vậy có tác hại ntn?
- GV khái quát lợi ích của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Thấy thoải mái dễ chịu 
- Mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp tạo sự thoải mái, dễ chịu và có tính thẩm mĩ.
- Nhà ở lộn xộn, mất vệ sinh: Tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mĩ, ảnh hưởng sức khoẻ. 
hoạt động 2
Tìm hiểu cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Những tác động nào của con người và thiên nhiên làm cho nhà ở không còn sạch sẽ và ngăn nắp nữa?
- Vậy nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có tác dụng gì?
? Trong gia đình em ai là.
? Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt ntn để nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp?
? Cần làm những công việc gì để nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
? Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên
- Do hoạt động hàng ngày của con người: nấu ăn, sinh hoạt, sử dụng đồ đạc,...
- Do tác động của ngoại cảnh: mưa, gió, bụi bẩn, lá rơi,...
- HS suy nghĩ trả lời theo ý hiểu.
- HS trả lời.
- Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ đạc sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định...
- Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà Lau nhà bụi bẩn, đổ rác đúng nơi quy định...
- Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ mất ít thời gian và hiệu quả cao hơn.
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm 1 vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
a. Mỗi người cấn có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: (SGK/41)
b. Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở: (SGK/41)
c. Dọn dẹp nhà ở thường xuyên:
Hoạt động 3
Đánh giá kết quả học tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- HS đọc phần ghi nhớ.
- GV NX và đánh giá giờ học.
- Học thuộc bài và đọc trước bài 11
- HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 23.doc