Giáo án Công nghệ 6 - Chương I - Năm học 2011-2012 - Tòng Văn Hùng

Giáo án Công nghệ 6 - Chương I - Năm học 2011-2012 - Tòng Văn Hùng

1. Mục tiêu

a. Kiến thức.

- Khái quát được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Nêu được mục tiêu và phương pháp học chương trình công nghệ 6.

b. Kỹ năng

- Xác định được nội dung và những đổi mới của chương trình Công nghệ 6.

c. Thái độ

- Có hứng thú học tập bộ môn Công nghệ 6.

2. Chuẩn bị

a. Giáo Viên

- Sưu tầm tranh ảnh về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung của chương trình Công nghệ 6.

b. Học sinh

- Nghiên cứu trước bài học: Bài mở đầu

3. Tiến trình dạy học

 a. Kiểm tra bài cũ (không)

 b. Bài mới

* Đặt vấn đề: “Kinh tế gia đình” là một phân môn có ý nghĩa rất thiết thực của môn học Công nghệ thuộc chương trình Trung học cơ sở, giúp chúng ta có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất trong đời sống và lao động hàng ngày. Để nắm được rõ hơn về phân môn này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay, tìm hiểu về vai trò của gia đình và đặc điểm của phân môn “Kinh tế gia đình”.

 

doc 46 trang Người đăng vanady Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Chương I - Năm học 2011-2012 - Tòng Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2011
Ngày dạy: Lớp 6G 15/08/2011
 Lớp 6E 16/08/2011
Tiết 1	
BÀI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức.
- Khái quát được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 
- Nêu được mục tiêu và phương pháp học chương trình công nghệ 6.
b. Kỹ năng
- Xác định được nội dung và những đổi mới của chương trình Công nghệ 6.
c. Thái độ
- Có hứng thú học tập bộ môn Công nghệ 6.	
2. Chuẩn bị
a. Giáo Viên
- Sưu tầm tranh ảnh về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung của chương trình Công nghệ 6.
b. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài học: Bài mở đầu
3. Tiến trình dạy học 
 a. Kiểm tra bài cũ (không)
 b. Bài mới 
* Đặt vấn đề: “Kinh tế gia đình” là một phân môn có ý nghĩa rất thiết thực của môn học Công nghệ thuộc chương trình Trung học cơ sở, giúp chúng ta có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất trong đời sống và lao động hàng ngày. Để nắm được rõ hơn về phân môn này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay, tìm hiểu về vai trò của gia đình và đặc điểm của phân môn “Kinh tế gia đình”. 
* Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: (Tg 20’)
Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần I-SGK.
? Em hãy cho biết vai trò của gia đình?
? Em có nhận xét gì về nhu cầu của gia đình về vật chất và tinh thần hiện nay?
? Em hãy cho biết trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình? 
? Trong gia đình có rất nhiều công việc cần làm, em hãy kể tên chúng?
- Gv nhấn mạnh: Đó là các lĩnh vực của kinh tế gia đình.
? Vậy em hiểu Kinh tế gia đình là gì? Mục đích của việc học môn này?
? Em hãy kể các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia?
chúng ta phải có phương pháp học tập như thế nào?
- Giáo viên tổng kết
- Nghiên cứu thông tin SGK thảo luận và trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Nhu cầu của gia đình ngày càng cao và không ngừng cải thiện.
- Hs trả lời
- Hs: Những công việc cần làm trong gia đình:
 + Tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật.
 + Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho hợp lí.
 + Làm các công việc nội trợ.
- Hs trả lời.
- Mục đích: Giúp chúng ta nhận thức được điều trên để tích cực tham gia vào các công việc gia đình.
- Hs liên hệ thực tế.
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai. 
- Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình: Làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
- Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập, sử dụng nguồn thu nhập hợp lí, hiệu quả, làm các công việc nội trợ trong gia đình..
Hoạt động 2: (Tg 15’)
 Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 - Phân môn Kinh tế gia đình
Gv: Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho hs, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK 
? Cho biết mục tiêu về kiến thức mà các em cần đạt được của bộ môn công nghệ 6?
-Giáo viên tổng kết 
? Chương trình công nghệ 6 giúp chúng ta có được các kĩ năng nào?
- Gv chốt kiến thức
? Các em cần hình thành thái độ học tập như thế nào đối với môn Công nghệ 6?
- Giáo viên tổng kết
- Yêu cầu hs theo dõi toàn bộ chương trình SGK
? Chương trình Công nghệ 6 gồm những nội dung chính nào?
- Gv khái quát lại nội dung.
- Hs nghiên cứu và trả lời
- Trả lời theo sgk.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời
II. Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 - Phân môn Kinh tế gia đình
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Biết được các kiến thức cơ bản, phổ thông thuộc một số lĩnh vực của đời sống như: may mặc, trang trí nhà ở, ăn uống, thu- chi trong gia đinh 
- Biết được quy trình công nghệ tạo ra một số sản phẩm đơn giản mà em thường phải tham gia ở gia đình như khâu, vá, cắm hoa trang trí, nấu ăn, mua sắm 
b.Về kĩ năng 
- Lựa chọn được trang phục phù hợp, thẩm mĩ; sử dụng trang phục hợp lí và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.
- Giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ và trang trí nhà ở bằng cây, hoa, một số đồ vật thông dụng.
- Thực hiện ăn uống hợp lí, chế biến được một số món ăn đơn giản cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan ở gia đình.
- Chi tiêu hợp lí, có kế hoạch; làm được một số công việc vừa sức để giúp đỡ gia đình.
c. Thái độ 
- Say mê hứng thú học tập, tích cực vận dụng vào thực tế. 
- Tạo thói quen lao động theo kế hoạch, theo quy trình và an toàn công nghiệp. 
- Có ý thức tham gia tích cực các hoạt của gia đình, nhà trường, xã hội để cái thiện cuộc sống và bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
- Chương I: May mặc trong gia đình.
- Chương II: Trang trí nhà ở.
- Chương III: Nấu ăn trong gia đình.
- Chương IV: Thu, chi trong gia đình.
Hoạt động 3: (Tg 8’)
Phương pháp học tập
-Yêu cầu 1 học sinh đọc to thông tin SGK 
? Để học tập được hiệu quả bộ môn Công nghệ 6 chúng ta phải có phương pháp học tập như thế nào?
- Giáo viên tổng kết
- Các HS nghiên cứu nội dung SGK, ghi nhớ, trả lời. 
III. Phương pháp học tập
- Tìm hiểu kĩ hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện bải thử nghiệm, thực hành, liên hệ với thực tế đời sống.
- Tích cực thảo luận các vấn dề nêu ra trong giờ học để phát hiện và lĩnh hội các kiến thức mới, để vận dụng kiến thức đó vào đời sống.
 c. Củng cố 
- Nhấn mạnh cho hs kiến thức cần nắm vững. :
- ?1: Gia đình có vai trò như thế nào đối với đời sống của mỗi con người?
HS trả lời: - Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống 
- ?2: Kinh tế gia đình bao gồm các lĩnh vực nào?
- ?3: Nêu nội dung kiến thức của chương trình Công nghệ 6? 
 d. Hướng dẫn về nhà 
 - Xem lại bài cũ. 
 - Đọc trước bài 1 và chuẩn bị 1 số loại vải thường dùng. 
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: Lớp 6E 20/08/2011
 Lớp 6G 20/08/2011
Chương I
MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 2 Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG
TRONG MAY MẶC
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức.
- Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học .
b. Kĩ năng
- Phân biệt được một số loại vải thông dụng.
c. Thái độ.
 - HS ham học hỏi, thích tìm hiểu về tính chất nguồn gốc các loại vải.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên:
+ Đọc kỹ SGK, SGV, tài liệu tham khảo
+ Tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và sợi hóa học 
b. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài và chuẩn bị 1 số mẫu vải. 
3. Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ: (Tg 6’)
Câu hỏi: Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
Trả lời: Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng của XH, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
b. bài mới
* Đặt vấn đề: (Tg 1’)Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng, phong phú về chất liệu, độ dày mỏng, màu sắc hoa văn trang trí. Dựa theo nguồn gốc sợi dệt, vải được phân thành 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha. Vậy làm thế nào để các em biết được nguồn gốc, tính chất ba loại vải này -> chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay “Các loại vải thường dùng trong may mặc”- 2 tiết .
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1.(Tg 15’)
Tìm hiểu về nguồn gốc tính chất của vải sợi thiên nhiên
I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải:
- GV treo tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên 
HS quan sát tranh- chú ý theo dõi chiều mũi tên 
1. Vải sợi thiên nhiên 
a. Nguồn gốc 
- GV hướng dẫn HS quan sát 
- H: Qua quan sát 2 sơ đồ, em thấy vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu? (2 nguồn)
-HS trả lời: Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên: là từ cây bông và từ con tằm.
- GV cung cấp thêm: Ngoài cây bông còn có cây lanh, đay, gai (thực vật), lông cừu, lông dê, lông lạc đà, vịt (động vật) 
 Nghe 
? Nguồn gốc để có sợi vải thiên nhiên là từ đâu ?
HS trả lời dựa vào sơ đồ và giải thích thêm 
- Nguồn gốc thực vật: cây bông, lanh, đay, gai
- GV: sợi tơ tằm- lấy từ kén tằm, sợi len = lông cừu, dê, lạc đà, vịt 
- Nguồn gốc động vật: con tằm, cừu, dê, lạc đà vịt 
? Nhìn vào sơ đồ (hình 1.1) hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm? 
Cây bông -> quả bông -> xơ bông-> kéo sợi-> sợi dệt-> vải sợi bông 
Con tằm-> kén tằm-> sợi tơ tằm-> sợi dệt-> vải tơ tằm.
* Qui trình sản xuất:
-Vải sợi bông: Cây bông -> quả bông -> xơ bông-> sợi dệt-> vải sợi bông.
- Vải tơ tằm : Con tằm -> kén tằm -> sợi tơ tằm -> sợi dệt -> vải tơ tằm
- GV: Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, lại bỏ chất bẩn và đánh tơ để kéo thành sợi dệt 
+ ươm tơ: kén tằm-> sợi tơ tằm . Kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ tan ra, keo trở nên mềm và dễ rút thành sợi. Sợi tơ rút ra từ kén còn đang ướt được nhập lại với nhau-> sợi tơ (dệt thoi và dệt kim) 
- H: Em có nhận xét gì về thời gian tạo thành nguyên liệu? PP dệt ntn ?
- Thời gian thành phẩm lâu vì cần có thời gian (tầng-> thu hoạch)
- GV đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và nhận biết 
- PP dệt: thủ công, bằng máy 
HS quan sát và nêu nhận biết của mình 
Làm thí nghiệm đốt vải sợi, nhúng vải, vào nước trước lớp -> nhận xét 
HS quan sát 
b. Tính chất 
- Vải sợi thiên nhiên: độ hút ẩm cao, mặt thoáng mát, dễ bị nhàu 
- H: Hãy nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên 
HS dựa vào SGK trả lời
- Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan
Hoạt động 2. (Tg 15’)
Tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của vải sợi hoá học
- GV treo tranh: Qui trình sx vải sợi hóa học -> HS quan sát 
HS quan sát tranh 
2. Vải sợi hóa học:
a. Nguồn gốc:
- H: Hãy nêu nguồn gốc tạo thành vải sợi hóa học 
- Nguồn gốc: gỗ, tre, nứa (chất xenlulo), than đá, dầu mỏ (chất hóa học) 
- Từ chất xenlulo gỗ, tre, nứa và từ 1 số chất hóa học lấy từ than đá, dầu mỏ
- GV: Các nguyên liệu không có dạng sợi mà không phải qua quá trình tạo sợi 
- Vải sợi nhân tạo dệt bằng sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp dệt bằng sợi tổng hợp 
- Với sợi hóa học chia làm 2 loại: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp 
- GV y/c HS quan sát lại sơ đồ (hình 1.2) 
HS quan sát trả lời
* Qui trình SX
* Chất xenlulo (gỗ,tre,nứa)
- H: Hãy nêu tóm tắt quá trình SX vải sợi hóa học và vải sợi nhân tạo 
- Chất xenlulo-> dd keo hh sợi nhân tạo-> vải sợi nhân tạo 
-> d2 keo hoá học à sợi nhân tạo à vải sợi nhân tạo
- H: Hãy dựa vào quá trình SX vải sợi hóa học để điền vào ô trống thích hợp 
+ Chất hóa học-> chất dẻo-> dd keo hh-> ... hiếu
b. Học sinh:
+ Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì 
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ. (Tg 4’)
Câu hỏi: Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người? Bảo quản quần áo gồm những công việc chính nào ?
Trả lời
Vì trang phục có đẹp hay không, có hợp lí hay không là do người sử dụng trang phục.
Bảo quản trang phục gồm những công việc: Giặt, phơi, là, cất giữ
b. Bài mới
* Vào bài: (Tg 2’) Ở cấp tiểu học, các em đã được học những mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành 1 số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành , hôm nay cô cùng các em ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó.
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. (Tg 3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Yêu cầu HS lấy dụng cụ thực hành đã chuẩn bị ra để lớp trưởng đi kiểm tra
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2. ( Tg 15’)
Hướng dẫn học sinh thực hành
- Hướng dẫn HS ôn lại phương pháp khâu các mũi khâu thường
- Gọi HS đọc phần a mục 1
Treo bảng phụ hình vẽ hình 1.14 (SGK – Tr 27)
- Thực hành mẫu cho HS quan sát.
- Gọi một đến hai HS thực hiện mẫu, giáo viên giám sát và sửa chữa cho HS, yêu cầu cả lớp quan sát
- HS đọc bài
- HS quan sát
- HS quan sát GV
- HS thực hiện mẫu. HS khác quan sát
1. ôn lại phương pháp khâu các mũi khâu thường: 
a. Khâu mũi thường (mũi tới): 
- Lấy thước và bút chì kẽ nhẹ 1 đường thẳng lên vải
- Xâu chỉ vào kim và thắt nút chỉ ở cuối sợi cho khỏi tuột.
- Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải -> trái
- Lên kim ở mặt trái vải xuống kim cách 3 canh sợi vải, tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 3 canh sợi vải 
- Khi có khoảng 3- 4 mũi khâu trên kim thì rút kim lên và vuốt nhẹ theo đường đã khâu cho phẳng
- Khi khâu xong cần lại mũi xuống kim sang mặt trái, vòng chỉ qua đầu kim khóa mũi cho khỏi tuột
GV; Treo bảng phụ hình vẽ hình 1.15 (SGK – Tr 28)
- Hướng dẫn như mục a
- Thực hành mẫu cho HS quan sát.
- Gọi một đến hai HS thực hiện mẫu, giáo viên giám sát và sửa chữa cho HS, yêu cầu cả lớp quan sát
- HS quan sát GV
- HS quan sát GV
- HS thực hiện mẫu. HS khác quan sát
b. Khâu mũi đột mau:
- Kẽ nhẹ tay 1 đường thẳng lên vải
- Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 8 canh sợi vải, xuống kim lùi lại 4 canh sợi vải trên đường kẽ chì, lên kim về phía trước 4 canh sợi vải xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên. Cứ khâu như vậy cho đến hết đường khâu. Lại mũi khi hết đường định khâu và thắt nút ở mặt trái
Hoạt động 3 (Tg 16’)
Học sinh thực hành
-Yêu cầu HS thực hành ôn lại hai mũi khâu:
-Quan sát HS thực hành và uốn nắn các thao tác cho đúng kĩ thuật. Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài khâu đúng kĩ thuật, đẹp và một số bài chưa đúng kĩ thuật cần rút kinh nghiệm .
- Nhắc nhở những HS không tập trung vào bài thực hành.
- HS làm thực hành cá nhân, gồm 2 bước:
- HS làm bài thực hành cẩn thận cuối giờ thu bài
c. Tổng kết đánh giá bài thực hành (Tg 3’)
- Yêu cầu HS dừng thực hành, thu dọn chỗ thực hành của mình
- Nhận xét chung tiết thực hành về thái độ học tập, làm bài thực hành, nhận xét qua kết quả bài làm.
- HS thu dọn, vệ sinh lớp học.
-Lắng nghe
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà. (Tg 2’)
Hướng dẫn về nhà: 
- Về nhà tiếp tục ôn lại hai mũi khâu ( mũi thường, mũi đột mau)
-Về nhà chuẩn bị tiết sau ôn lại cách khâu vắt
+ Vải đã khâu hai mũi khâu vừa thực hành
+ Kim, chỉ, phấn vẽ, kéo, thước,
Ngày soạn: 10/09/2011
Ngày giảng:
Lớp 6G 19/09/2011
Lớp 6E 20/09/2011
Tiết 11.
Bài 5 : Thực hành 
ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN
( Tiếp – T2)
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Học sinh biết được một số mũi khâu cơ bản( Khâu vắt)
b. Kĩ năng. 
-Học sinh nắm vững thao tác của một số mũi khâu cơ bản để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.
c. Thái độ
- Ham thích khâu vá, cẩn thận.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên::
+ Nghiên cứu kỹ nội dung thực hành, soạn bài
+ Mẫu hoàn chỉnh đường khâu vắt
+ Bìa, kim khâu len, len màu (để GV thao tác mẫu)
+ Kim, chỉ, vải, kéo, thước, bút chì 
+ Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những em thiếu
b. Học sinh:
+ Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì 
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra trong qua trình dạy học)
b. Bài mới
* Vào bài: (Tg 2’) Ở cấp tiểu học, các em đã được học những mũi vắt. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành 1 số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành , hôm nay cô cùng các em ôn lại kỹ thuật khâu vắt.
*Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 ( Tg 3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Yêu cầu HS lấy dụng cụ thực hành đã chuẩn bị ra để lớp trưởng đi kiểm tra
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2 ( Tg 10’)
Hướng dẫn cách khâu vắt
- Khâu vắt là phương pháp đính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt 
Mũi khâu vắt thường dùng khi may viền gấp mép ở cổ áo hay gấu áo, gấp quần, viền gấp mép khăn mùi xoa.
-Giới thiệu cách khâu và làm thao tác mẫu cho HS quan sát
GV; Treo bảng phụ hình vẽ hình 1.16 (SGK – Tr 28)
- Nghe
- Nghe
- Quan sát
c. Khâu vắt
*Cách khâu:
+ Gấp mép vải vào vị trí định khâu
+ Dùng cách khâu mũi khâu thường (mũi khâu thưa) để lược giữ nếp gấp vào vải nền cố định để khi khâu được dễ 
+ Đường gấp vải hướng vào trong người khâu
+ Tay trái cầm vải, khâu từ phải -> trái, khâu từng mũi 1 ở mặt trái vải 
+ Lên kim ở dưới nếp gấp để dấu nút chỉ, kéo kim lên khỏi nếp gấp, lấy mũi kim lấy 2- 3 sợi vải nền rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. Các mũi khâu vắt cách nhau từ 0,3- 0,5cm khi hết đường khâu lại mũi và thắt nút chỉ.
+ Sau khi hoàn chỉnh đường khâu, ở mặt trái có các mũi chỉ chéo nhau đính mép nếp gấp vào vải nền, ở mặt phải các mũi chỉ nổi lên chỉ 1 hoặc 2 sợi vải do đó khi khâu dùng chỉ cùng màu vải 
Hoạt động 2 (Tg 20’)
Học sinh thực hành
-Yêu cầu HS thực hành gồm 2 bước
+ Bước 1: Gấp mép vải và khâu lược đính nếp gấp vào nền vải
+ Bước 2: Khâu viền mép
- Nêu yêu cầu kĩ thuật: Khâu vắt ở mặt phải chỉ nổi lên nhỏ, mặt trái mũi chỉ vắt chéo nhau cách đều 0,5cm và mặt vải phẳng, nếp gấp êm .
-Quan sát HS thực hành và uốn nắn các thao tác cho đúng kĩ thuật. Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài khâu đúng kĩ thuật, đẹp và một số bài chưa đúng kĩ thuật cần rút kinh nghiệm .
- HS làm thực hành cá nhân, gồm 2 bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải và khâu lược đính nếp gấp vào nền vải
+ Bước 2: Khâu viền mép
- HS làm bài thực hành cẩn thận cuối giờ thu bài
c. Tổng kết đánh giá bài thực hành(Tg 7’)
- Yêu cầu HS dừng thực hành, thu dọn chỗ thực hành của mình
- Nhận xét chung tiết thực hành về thái độ học tập, làm bài thực hành, nhận xét qua kết quả bài làm.
- Thu bài thực hành của về chấm điểm
- HS thu dọn, vệ sinh lớp học.
-Lắng nghe
- Lớp trưởng thu bài cho GV
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà. (Tg 3’)
- Hướng dẫn về nhà: Về nhà chuẩn bị bài 6.“Thực hành cắt khâu bao tay trẻ em” 
+ Hai mảnh vải 11cm x 13cm hoặc một mảnh 20cm x 24cm
+ Hai mảnh giấy cứng 11cm x 13cm
+ Dây thun nhỏ 
+ Kim, chỉ, phấn vẽ, kéo, thước,
Ngày soạn: 10/09/2011
Ngày giảng:
Lớp 6G, 6E 24/09/2011
Tiết:	12.
Bài 6: 	Thực hành
CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Vẽ, tạo mẫu giấy để cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
b. Kĩ năng. 
- Vẽ và cắt được mẫu bao tay trên giấy
c. Thái độ
- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng qui trình 
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên::
+ Mẫu bao tay hoàn chỉnh
+ Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy 
b. Học sinh:
+ Vải, giấy, dây chun
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì 
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra trong quá trình dạy
b. Bài mới
* Vào bài (Tg5’):- Bài thực hành trước các em đã được ôn lại kỹ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành 1 sản phẩm đơn giản, chiếc bao tay trẻ sơ sinh
- Bài thực hành này thực hiện trong 6 tiết
+ T 1+2: Các em vẽ thiết kế mẫu trên bìa 
+ T 3: Thiết kế trên vải 
+ T 5+ 6: Khâu hoàn chỉnh mẫu và trang trí bao tay tùy ý thích.
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. (Tg 3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Yêu cầu lớp trưởng đi kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của các bạn.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2. (Tg 30’)
Vẽ và cắt mẫu trên giấy ( bìa cứng) bao tay trẻ sơ sinh 
- Treo tranh phóng to mẫu vẽ trên giấy và phân tích cho HS biết. Sau đó, GV hướng dẫn cách dựng hình tạo mẫu trên bảng -> HS tự thực hành cá nhân
-Dựng hình trên bảng theo hình 1- 17a (SGK trang 29)
+ Kẽ hình chữ nhật ABCD: có cạnh AB= AC= 12cm, cạnh AD= BC= 9cm
+ AE= DG= 4,5cm làm đường cong các ngón tay
+ Vẽ phần cong đầu các ngón tay dùng compa vẽ nửa đường tròn có bán kính R= EO= OG= 4,5cm
=> Ta được mẫu thiết kế trên giấy bao tay trẻ sơ sinh, khi cắt ta cắt theo nét vẽ 
- Sau khi vẽ xong, GV kiểm tra và hướng dẫn HS cắt mẫu
- HS quan sát và lắng nghe
-HS quan sát và làm theo sự hướng dẫn của GV
- HS: Làm bài dựng hình trên giấy (làm cá nhân)
+ Dựng hình mẫu vẽ bao tay trẻ sơ sinh theo đúng kích thước đã ghi trên bảng
-HS cắt theo sự hướng dẫn của GV
II. Quy trình thực hành.
1. Vẽ và cắt mẫu giấy
c. Đánh giá tổng kết bài thực hành -(Tg 7’)
-Nhận xét tinh thần thái độ làm việc của HS -Lấy một số mẫu đúng và sai để nhận xét rút kinh nghiệm 
- HS lắng nghe
d. Hướng dẫn HS về nhà ( Tg 3’)
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:-Chuẩn bị một mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 20cm x 24cm hoặc 2 mảnh vải 11cm x 13cm .
-Kim, chỉ màu, chỉ thường, kéo, thước,bút chì, com pa, dây chun nhỏ .
================================================
Ngày soạn : 17/09/2011 Ngày giảng: Lớp 6G 19/09/2011
 Lớp 6E 23/09/2011
Tiết 13.
Bài 6: 	Thực hành
CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Vẽ, tạo mẫu giấy để cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
b. Kĩ năng. 
- Vẽ và cắt được mẫu bao tay trên giấy
c. Thái độ
- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng qui trình 
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên::
+ Mẫu bao tay hoàn chỉnh
+ Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy 
b. Học sinh:
+ Vải, giấy, dây chun
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì 

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 6 chuong I chuan kien thuc ki nang.doc