Gián án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2011-2012

Gián án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt hai hình thức sinh sản của cây có hoa : sinh sản sinh dưỡng bằng rễ, thân lá và sinh sản hữu tính bằng hạt.

- Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người

- Biết ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng và tư duy logic.

- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.

3. Thái độ :

- Có ý thức say mê khoa học và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị :

1. GV : - Nội dung kiến thức được hệ thống dạng sơ đồ.

 - Bài tập nâng cao vận dụng.

2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần sinh sản sinh dưỡng của cây.

III. Phương pháp :

- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.

IV. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Bài cũ : Không kiển tra.

3. Bài mới :

Hoạt động giáo vên Hoạt động học sinh Nội dung

Hoạt động 1 : Hệ thống kiến thức cơ bản: 10’

- GV yêu cầu học sinh nhớ kiến thức đã học và nêu câu trả lời.

? Cây xanh có hoa có những hình thức sinh sản nào?

- Nhận xét câu trả lời của học sinh và vẽ sơ đồ.

- Tự nhớ kiến thức và nêu câu trả lời.

- Cá nhân nêu câu trả lời.

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gián án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/1/2012	Tuần : 20
Ngày dạy : 3/1/2012	Tiết : 1
Chủ đề 1: 1 tiết
ÔN TẬP MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ LÁ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố kiến thức cơ bản về cấu tạo trong và hoạt động sinh lí của lá.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng ghi nhớ và củn cố kiến thức.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích bộ môn học.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : 
- Một số bài tập dạng cơ bản.
2. Học sinh :
- Ôn kiến thức chương “Lá”.
III. Phương pháp :
- Vấn đáp, gợi mở, trao đổi, thảo luận.
IV. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định tổ chức : 1’
Bài cũ : Không kiểm tra
Bài Mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Bài tập 1 : 10’
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm bài tập 1 và lên bảng hoàn thành.
- Nhận xét chung.
- Nội dung ghi theo bảng
- Thảo luận nhóm trong 7’
- Đại diện hoàn thành trên bảng phụ
- Đại diện nhận xét
- Ghi nội dung theo bảng.
Bài tập 1: 
Bài 1: Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận cấu tạo bên trong của lá theo bảng sau:
Bộ phận
Đặc điểm cấu tạo
Phù hợp với chức năng
Biểu bì
 -Lớp tế bào trong suốt
-Vách ngoài của biểu bì dày
-Lỗ khí nhiều ở mặt dưới
 -Cho ánh sáng xuyên qua
- Bảo vệ biểu bì và lá
-Thoát hơi nước, trao đổi khí 
Thịt lá
-Chứa nhiều lục lạp
-Nhiều khoang chứa khí
-Thu nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
-Trao đổi, chứa khí
Gân lá
-Mạch gỗ
-Mạch rây
-Vận chuyển nước và muối khoáng 
-Vận chuyển chất hữu cơ 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Bài tập 2:8’
Bài 2: So sánh quang hợp và hô hấp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời sự giống nhau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm bài tập 2 ý khác nhau và lên bảng hoàn thành.
- Nhận xét chung.
- Nội dung ghi theo bảng
Bài 3: 15’
Câu 1: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?
Câu 2: Tại sao khi giâm cành hoặc cấy lúa, người ta phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngọn mạ?
Câu 3: Tại sao trong các thí nghiệm để chứng minh có sự hô hấp người ta thường dùng nước vôi trong? 
- Cá nhân nêu câu trả lời.
- Thảo luận nhóm trong 7’
- Đại diện hoàn thành trên bảng phụ
- Đại diện nhận xét
- Ghi nội dung theo bảng.
Bài tập 2: 
2.1 Giống nhau: Đều là hoạt động sống của cây
2.2 Khác nhau:
- nội dung bảng
Bài tập 3 : 
Câu 1- Khi rong quang hợp sẽ hấp thụ khí cacbonic do cá hô hấp thải ra và sẽ tạo khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.
Câu 2- Để làm giảm sự thoát hơi nước cho cây đỡ héo, cây sẽ thoát hơi nước ít đi.
Câu 3:
- Vì khi hô hấp, khí cácbônic thải ra sẽ phản ứng làm đục nước vôi trong nên dễ nhận biết.
2.2 Khác nhau
Nội dung
Quang hợp
Hô hấp
1. Hút khí
Cácbônic
Ôxi
2. Nhả khí
Ôxi
Cácbônic
3. Cơ quan
thực hiện
Lá, thân non
Tất cả các bộ phận của cây
4. Thời gian
diễn ra
Khi có ánh sáng
Suốt ngày đêm, liên tục
5. Ý nghĩa
Chế tạo chất hữu cơ và cung cấp ôxi cần thiết mọi sinh vật
Phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng cho hoạt động sống của cây
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Bài 4 : 6’
? Trình bày thí nghiệm “Xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?”
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm bài tập 4 và lên bảng hoàn thành.
- Nhận xét chung.
- Nội dung ghi theo bảng
- Thảo luận nhóm trong 7’
- Đại diện hoàn thành trên bảng phụ
- Đại diện nhận xét
- Ghi nội dung theo bảng.
Bài tập 4: 
Nội dung bảng
Chuẩn bị
-1 chậu cây có lá	 -2 bao ni lông
-1 chậu cây không có lá	-2 dây cột
Tiến hành
-Bọc kín 2 cây bằng bao ni lông.
-Sau 1 giờ à quan sát thành túi ni lông.
Hiện tượng
Thành túi bọc cây không có lá vẫn trong 
Thành túi bọc cây có lá mờ không nhìn rõ 
Giải thích 
Thành túi mờ do có hơi nước đọng lại à chứng tỏ nước thoát hơi qua lá.
-Cây không có lá, không xảy ra sự thoát hơi nước.
Kết luận
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường ngoài bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí. 
4. Củng cố : 3’
- GV nhắc lại nội dung cơ bản.
5. Dặn dò : 2’
- Về nhà ôn kiến thức bài 28 chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn : 2/1/2012	Tuần : 20
Ngày dạy : 3/1/2012	Tiết : 2
Chủ đề 2 : 4 tiết
Tiết 1: CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SỰ SINH SẢN CỦA CÂY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt hai hình thức sinh sản của cây có hoa : sinh sản sinh dưỡng bằng rễ, thân lá và sinh sản hữu tính bằng hạt.
- Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người
- Biết ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng và tư duy logic.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức say mê khoa học và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức được hệ thống dạng sơ đồ.
	 - Bài tập nâng cao vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần sinh sản sinh dưỡng của cây.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiển tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hệ thống kiến thức cơ bản: 10’
- GV yêu cầu học sinh nhớ kiến thức đã học và nêu câu trả lời.
? Cây xanh có hoa có những hình thức sinh sản nào?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và vẽ sơ đồ.
- Tự nhớ kiến thức và nêu câu trả lời.
- Cá nhân nêu câu trả lời.
Sinh sản sinh dưỡng(rễ, thân, lá)
Hữu tính(bằng hạt)
Sinh sản ở cây có hoa
 Tế bào SD đực Tế bào SD cái
 Cây mới Thụ tinh
 Hợp tử
 Phôi
	Cây mới	Hạt (quả)
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hệ thống kiến thức cơ bản: 15’
- GV yêu cầu học sinh nhớ kiến thức đã học và nêu câu trả lời.
? nêu định nghĩa sinh sản sinh dưỡng ?
- Nhận xét .
? Trình bày cơ sở khoa học của hiện tượng này?
? Kể tên các hình thức ?
? Sinh sản sinh dưỡng có ý nghĩa gì với đời sống của cây và con người?
Hoạt động 2 : Bài tập vận dụng (15’)
Bài 1: Vì sao nhiều cây xanh có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng rễ, thân, lá?
Bài 2: Khả năng kì diệu của nuôi cấy mô như thế nào ?
- Tự nhớ kiến thức và nêu câu trả lời.
- Cá nhân nêu câu trả lời.
- Ghi nội dung kết luận.
- Dụa vào hiểu biết trình bày câu trả lời.
- Nhớ kiến thức cũ nêu câu trả lời.
- Ghi kết luận :
- Suy nghĩ và nêu câu trả lời.
- Trao đổi cặp
- Đại diện trình bày câu trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
I. Kến thức :
1. Định nghĩa :
- Sinh sản sinh dưỡng là hiện tượng hình thành cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
2. Cơ sở :
- Khả năng phân chia và lớn lên của các tế bào, các bộ phận sinh dưỡngmọc rễ phụ và chồi non nên có khả năng phát triển thành cây mới.
3. Các hình thức:
- Bằng tự nhiên :
+ bằng thân bò
+ bằng thân rễ
+ bằng rễ củ
+ bằng lá
- Do con người:
+ giâm cành
+ chiết cành
+ ghép cây
+ nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
4. Ý nghĩa :
- Trong đời sống của cây : giúp cây bảo tồn nòi giống trong những điều kiện khó khăn.
- Người ta ứng dụng SSSD để nhân giống cây nhanh, ít tốn công, duy trì những đặc tính tốt, của cây mẹ và kết hợp được một số đặc tính mong muốn trong ghép cây.
II. Bài tập:
Bài 1 : Ở một số cây : trong tầng phát sinh của rễ, thân, lá có nhiều tế bào có khả năng phân chia mạnh. Trong điều kiện thích hợp, những tế bào này sẽ phân chia nhanh để tạo thành chồi, rễ mới.
- Ở một số cây có các tế bào phân chia mạnh tập trung ở đốt thân hoặc cành.
Bài 2: 
- Tế bào thực vật có tính toàn năng: từ một tế bào sinh dưỡng (soma) bất kỳ, trong đ/k thích hợp có thể tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh (một cây hoàn chỉnh)
- Tế bào động vật cũng có tính toàn năng, nhưng chỉ ở giai đoạn hợp tử từ khoảng 2-4 tế bào: có khả năng tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
- Hiện tượng phản phân hóa ở thực vật xảy ra rất dễ dàng, dưới sự tác động của các hormone(auxin và cytokinin) . 
- Ở đ/v quá trình phản phân hóa cũng xảy ra nhưng không dễ như ở thực vật và nói chung chỉ phản phân hóa thành precusor của chính nó thôi (để tiếp tục phân chia) chứ không phải là thành một tế bào đa năng hay toàn năng.
VD : giống khoai tây, lan, cúc, dưa hấu,..........
4. Củng cố : 2’
- GV nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học.
5. Dặn dò :2’
- VN ôn kiến thức bài hoc và thụ phấn chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày soạn : 8/1/2012	Tuần : 21
Ngày dạy : 10/1/2012	Tiết : 3
Chủ đề 2:
Tiết 2 : THỤ PHẤN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các cách thụ phấn. Cho ví về mỗi cách. 
- Trình bày được khái niệm thụ phấn. Thụ tinh.
- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh.
- Giải thích được vì sao thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ phân tích, tổng hợp và ghi nhớ.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập nâng cao vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ phấn, thụ tinh.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức thụ phấn và thụ tinh.(10’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thụ phấn và thụ tinh?
? Có mấy hình thức thụ phấn ? kể tên ? Nêu ví dụ về mỗi cách thụ phấn?
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức thụ phấn và thụ tinh.(20’)
2. Bài tập củng cố kiến thức và nâng cao:
Bài 1? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Vì sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?
Bài 2: 
? Mọt số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ nhưng cánh hoa không có màu sắc sặc sỡ, em giải thích như thế nào về hiện tượng này?
Bài 3: Vì sao có hoa nở ban ngày, có hao nở ban đêm ?
Bài 4: Tại sao hoa cắm trong bình bị héo ? 
- Nhắc lại khái niệm
- Đại diện nhận xét bổ sung.
- Thảo luận cặp và nêu câu trả lời.
- Bổ sung nhận xét.
- Ghi kết luận.
- Thảo luận cặp nêu câu trả lời.
- Đại diện trình bày
- Bổ sung nhận xét và rút ra kết luận.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
- Suy nghĩ các nhân và nêu câu trả lời.
1. Hệ thống kiến thức:
- Khái niệm thụ phấn :
- Khái niệm thụ tinh : 
* Có 2 cách thụ phấn :
- Tự thụ : hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó. Hiện tượng tự thụ chỉ xảy ra trong một hoa lưỡng tính và có nhị, nhụy chín cùng lúc. 
VD: hoa lúa, chanh, ..
- Giao phấn : hạt phấn của hoa này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác, hiện tượng xảy ra giữa hai hay nhiều hoa khác nhau, những hoa đó có thể là hoa đơn tính hay lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng lúc.
VD: Hoa ngô, bưởi, đu đủ, đậu, liễu, bí, mướp, dưa chuột
+ Giao phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió, nhờ con người.
2. Bài tập :
Bài 1 Phân biệt thu phấn và thụ tinh: 
Thụ ph ...  hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập nâng cao vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ tinh, kết hạt, tạo quả.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: ôn tập kiến thức : 20’
- GV nhắc một số kiến thức cơ bản và vấn đáp học sinh những kiến thức đã học.
? hiện tượng nảy mầm của hạt phấn là gì?
? Thụ tinh là gì?
* GV giải thích hiện tượng thụ tinh ở cây có hoa là hiện tượng thụ tinh kép : ở hạt phấn có 2 tinh tử. Khi hạt phấn nảy mầm đưa hai tinh tử vào đầu bầu nhụy, một tinh tử thụ tinh cho nhân cực tạo thành phôi nhũ chứa chất dự trưc cho hạt, một tinh tử thụ tinh cho nãn( tế bào sinh dục cái) tạo thành hợp tử phát triển thành phôi.
? Sau khi thụ tinh. Bộ phận nào tạo quả và hạt ?
* Giảng về sự tạo thành quả và hạt.
- Một tinh tử kết hợp với nhân cực và phát triển nhanh tạo thành phôi nhũ chứa chất dự trữ cho hạt khi nảy mầm.
- Sau khi naõn biến đổi thành hạt thì bầu nhụy cuãng biến đổi thành quả chứa hạt, các bộ phận khác héo dần rồi rụng.
? Theo em, sự thụ tinh có ý nghĩa gì?
Hoạt động 1: bài tập củng cố : 19’
Bài 1: Trong trưường hợp nào thì sự thụ phấn nhờ người là cần thiết?
Bài 2 :
? Trình bày những biến đổi sau khi thụ tinh ?
? Thụ tinh kép là gì ? ý nghĩa sự thụ tinh kép ?
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Tự nêu câu trả lời.
- Nêu câu trả lời.
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức và ghi bài.
- Nêu câu trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
? Suy nghĩ và nêu câu trả lời.
- Bổ sung nhận xét.
- Thảo luận nhóm hoàn thành
- Suy nghĩ và nêu câu trả lời.
1 Kiến thức :
a. HIện tượng nảy mầm của hạt phấn :
- Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu trương lên rồi nảy mầm tạo thành một ống phấn. Tinh tử di chuyển xuống đầu ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và bầu nhụy tiếp xúc với noãn . Phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
b. Thụ tinh : tại noãn : tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
* Thụ tinh kép : Tế bào sinh dục đực có 2 tinh tử , 1 tinh tử kết hợp với nhân cực tạo thành phôi nhũ, 1 tinh tử kết hợp với noãn tạo thành hợp tử.
c. sự kết hạt và tạo quả :
-Sự tạo thành hạt : Noãn sau khi thụ tin có những biến đổi, tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi, Vỏ noãn biến thành vỏ hạt, phần còn lại tạo thành phôi nhũ, mỗi noãn tạo thành một hạt.
- Sự tạo quả : Trong khi noãn biến đổi thành hạt thì bầu nhụy cũng biến đổi thành quả chứa hạt. 
+ Có một số vẫn còn dấu tích của một số bộ phận của hoa: lá đài, đầu nhụy.
- Ngày nay, người ta có biện pháp để ngăn cản sự thụ tinh hoặc tạo tính bất thụ để tạo giống không hạt : cà chua, dưa hấu, quýt, cam, chanh,.
d. Ý nghĩa sự thụ tinh:
- Có quá trình thụ tinh kép tạo thành chất dự trữ cho phôi phát triển cho đến khi cây có khả năng tự dưỡng đảm bảo thế hệ sau thích nghi tốt với môi trường.
- Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái nên hợp tử mang những đặc tính tốt của 2 hay nhiều cơ thể.
2. Bài tập :
Bài 1: 
Khi thời tiết bất lợi.
Việc thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
Bài 2: 
- Ghi theo nội dung đã học.
4. Củng cố : 3’
- GV nhắc kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : 2’
- HS ôn kiến thức đã học, ôn kiến thức bài “các loại quả và các bộ phận của hạt” để tiết sau học.
Ngày soạn : 30/1/2012	Tuần : 22
Ngày dạy : 31/1/2012	Tiết : 5
Chñ ®Ò 2: 
Tiết 4: SỰ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở CÂY XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về púa trình sinh sản hữu tính ở cây: từ thụ phấn đến thụ tinh kết hạt và tạo quả, sự nảy mầm của hạt. 
- Vẽ sơ đồ tư duy về các loại quả.
2. Kĩ năng :
- Rèn tư duy logic.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ tinh, kết hạt, tạo quả, sự nảy mầm của hạt.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức lí thuyết:
? Kể tên các bộ phận của hoa, vị trí, tính chất và chức năng các bộ phận?
- Hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức.
? Có mấy loại hoa? Nêu ví dụ ?
? Căn cứ vào đâu có thể phân loại các loại quả?
? Vẽ sơ đồ tư duy các loại quả?
- Hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2: Bài tập:
1. Căn cứ vào đặc điểm nào 
Để phân chia lưỡng tính và hoa đơn tính? Bộ phận nào của hoa là quan trọng nhất? vì sao?
2. Hạt đào lộn hộn và hạt lúa nằm ở vị trí nào so với quả?
3. Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật ? 
( vẽ sơ đồ)
- Trao đổi nhómnhớ kiến thức đã học và nêu câu trả lời viết câu trả lời vào bảng nhóm.
- Đại diện trình bày nội dung trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
- Đại diện nêu câu trả lời.
- Làm nhóm và trình bày câu trả lời.
- Đại diện nêu câu trả lời, bổ sung nhận xét.
1. Cấu tạo hoa:
- Đế hoa: ở dầu cuống hoa phình to, mang các bộ phanạ của hoa.
- Đài hoa: màu xnah lục, gồm một số mảnh hình tam giác rời hoặc dính nhau. Che chở các phần bên trong hoa.
- Cánh hoa: có nhiều màu khác nhau có thể dính hoặc rời nhau.Bảo vệ nhị, nhụy và hấp dẫn sâu bọ.
- Nhị : Màu vàng có khe hở chứa các hạt phấn với nhiều tế bào sinh dục đực làm nhiệm vụ sinh sản.
+ Chỉ nhị dài mảnh để đỡ bao phấn.
- Nhụy : +Đầu nhụy hơi loe rộng có chất nhày để tiếp nhận hạt phấn.
+ Vòi nhụy : là một ống rỗng dài hoặc ngắnnối giữa đầu nhụy phía trên và bầu nhụy phía dưới để dẫn hạt phấn vào trong bầu.
+ Bầu nhụy : phình to hình cầu hoặc hình trái xoan hay hình trụ có chia thành ô chứa noãn với tế bào sinh dục cái làm nhiệm vụ sinh sản.
2. Các loại hoa:
- Hoa lưỡng tính : có đủ nhị và nhụy: bưởi, huệ, .
- Hoa đơn tính: có nhị hoặc nhụy : bí, mướp, ngô,.
3. Các loại quả :
- Sơ đồ tư duy các loại quả
2: Bài tập :
1. Căn cứ : bộ phận nhị và nhụy.
- Nhị và nhụy là quan trong nhất vì nó chứa tế bào sinh dục của hoa.
2. 
- Hạt đào nằm trong quả( phần ta gọi là hạt mới chính là quả). Hạt lúa cũng nằm trong quả ( phần gạo ta ăn chính là hạt).
3.Sơ đồ sự sinh sản hữu tính ở thực vật :
4. Củng cố : 3’
- GV nhắc kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : 2’
- HS ôn kiến thức đã học, ôn kiến thức bài “Các bộ phận của hạt và sự phát tán quả và hạt” để tiết sau học.
Ngày soạn : 31/1/2012	Tuần : 22
Ngày dạy : 1/2/2012	Tiết : 6
Chñ ®Ò 2: 
Tiết 5: PHÁT TÁN QUẢ VÀ HẠT. KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các cách phát tán quả và hạt. 
- Nêu ý nghĩa của sự phát tán quả và hạt.
2. Kĩ năng :
- Rèn khả năng tư duy mở rộng.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, hợp tác.
3. Thái độ :
- Có ý thức yêu thích thiên nhiên, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên.
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Nội dung kiến thức .
	 - Bài tập vận dụng.
2. HS : - Ôn tập kiến thức cơ bản phần thụ tinh, kết hạt, tạo quả, sự nảy mầm của hạt.
III. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp , đàm thoại.
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động giáo vên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức 19’
Trình bày các cách phát tán quả và hạt tự nhiên ?
? ngoài những cách đó em có biết còn cáh phát tán quả và hạt nào khác ?
- GV giới thiệu một số loại cây phát tán nhờ nước : dừa, sen súng, dứa dại.
Nên những cây này thường sống nơi sông suối.Quả của nó có vỏ dày, không thấm nước, vỏ nhẵn bóng phía ngoài.Có lớp vỏ cứng để không bị xô đập vỡ.
? Hạt và quả phát tán nhờ động vật, nhờ gió hoặc tự phát tán có những đặc điểm gì ? Ý nghĩa ? 
? Trong các cách phát tán thì cách nào giúp thực vật phân bố rộng và nhanh nhất ? vì sao?
? Sự phát tán quả và hạt có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thực vật?
Hoạt động 2 : Bài tập : 10’
1. Vì sao những quả phát tán nhờ nước, trôi nổi lâu ngày trên nước mà không bị hỏng?
2. Kể tên những loại hạt nào sống lâu nhất ? hạt nào sống yểu?
Hoạt động 3 : Kiểm tra 15 phút.
- Nhớ kiến thức và nêu câu trả lời.
- Có thể kể đến : quả dùa phát tán nhờ nước.
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Làm nhóm viết câcu trả lời vào bảng nhóm và trình bày.
+ Phát tán nhờ con người. vì con người có nhiều phương tiện chuyển từ nơi này đến nơi khác và con người dễ dnàg bảo quản giúp hạn chế bị chết do môi trường không thuận lợi
- Đại diện nhận xét bổ sung.
- Nêu câu trả lời.
- Bổ sung nhận xét.
1. Các cáh phát tán quả và hạt :
- Nhờ gió.
- Nhờ động vật.
- Tự phát tán.
- Nhờ nước
- Nhờ con người.
2. Ý nghĩa cụa sự phát tán quả và hạt:
- Sự phát tán quả và hạt từ nơi này đến nơi khác giúp thực vật có thể sống và phát triển nòi giống, mở rộng nơi sống, tạo điều kiện cho các thế hệ sau thích nghi với nhiều môi trường sống.
2. Bài tập:
BT1 : Có vỏ dày, không thấm nước, vỏ nhẵn bóng phía ngoài.Có lớp vỏ cứng để không bị xô đập vỡ.
BT2 : Hạt sống lâu: 
cỏ ba lá 90 năm.
Hạt keo : 99 năm
Hạt cao su : 105 năm
Hạt muồng : 158 năm
Hạt sen : 250 năm
Hạt sống yểu :
Hạt ca cao : 35 giờ
Hạt cà phê
Đề bài :
Câu 1: Thụ phấn là gì ? Thụ tinh là gì ?Thụ phấn và thụ tinh có mối quan hệ với nhau nhưu thế nào? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào ?
Câu 2 : Ghép cây khác với chiết cành ở chỗ nào? So với sinh sản hữu tính thì sính sản sinh dưỡng có ưu điểm nào ?
Hướng dẫn chấm, đáp án và thang điểm :
- Đúng ý theo đáp án đạt điểm tối đa. Thiếu ý – 0.5 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
 Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực( hạt phấn) kết hợp với tế bào sinh dục cái(noãn) tạo thành hợp tử.
Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh:thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và sự nảy mầm của hạt phấn.Như vậy, thụ phâna là điều kiện của sự thụ tinh.
Sau khi thụ tinh :
+ Hợp tử phát triển thành phôi
+ vỏ noãn thành vỏ hạt, noãn phát triển thành hạt
+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác héo dần rồi rụng đi.
1 điểm
1 điểm
2 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2 : 
Chiết cành(cây) là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ.
Ghép cây cần có gốc ghép và cành (mắt) ghép cùng loài (hay khác loài nhưng gần nhau).
So với sinh sản hữu tính thì sinh sản sinh dưỡng có ưu điểm là sinh sản nhanh, sinh trưỡng và phát triển nhanh. Duy trì được đặc tính tốt của một loài. 
1 điểm
1 điểm
2 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 6 chuan dang dung nam hoc 2012 2013.doc