Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Tuần 5

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Tuần 5

1. MỞ BÀI: (1.5đ)

 Giới thiệu tình huống truyện

2. THÂN BÀI: (7đ)

 - Kể đảm bảo các sự việc:

 + Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn

 + Vua Hùng ra điều kiện kén rể

 + Sơn Tinh đến trước rước được Mỵ Nương.

 + Thủy tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh

 + Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua.

3. KẾT BÀI: (1.5đ)

 Nêu sự việc kết thúc và cảm nghĩ ./.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6- HỌC KỲ I
Tuần 5
Tiết 17,18
VIẾT BÀI TLV SỐ 01
ĐỀ: Hãy kể lại truyện Sơn Tinh – Thủy tinh bằng lời văn của em
DÀN BÀI
1. MỞ BÀI: (1.5đ)
	Giới thiệu tình huống truyện
2. THÂN BÀI: (7đ)
	- Kể đảm bảo các sự việc:
	+ Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn
	+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể
	+ Sơn Tinh đến trước rước được Mỵ Nương.
	+ Thủy tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh
	+ Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua.
3. KẾT BÀI: (1.5đ)
	Nêu sự việc kết thúc và cảm nghĩ ../..
Tuần 7:
Tiết: 28
KIỂM TRA NGỮ VĂN
I. Trắc nghiệm: (3đ, mỗi câu đúng 0.5đ)
	1. Chi tiết nào sau đây trong truyện “Thánh Giống” không phải là chi tiết kỳ ảo?
	A. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai.
	B. Hai ông bà ao ước có một đứa con.
	C. Bà sinh được cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
	D. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói.
	2. Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn?
	A. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
	B. Sọ dừa
	C. Đeo nhạc cho mèo
	D. Lợn cưới áo mới.
	3. Dòng nào dưới đây nêu đặc điểm nổi bật của thể loại truyện cười?
	A. Tạo tình huống gây cười.
	B. Những chuyện được hư cấu, tưởng tượng và truyền miệng.
	C. Xây dựng nhân vật đáng cười.
	D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại.
	4. Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện “Thạch Sanh” có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
	A. Gia đình nghèo khổ.
	B. Cậu bé mồi coi cha mẹ từ sớm.
	C. Nghèo khổ nhưng hiếu thảo, tài giỏi.
	D. Là con của Ngọc Hoàng đầu thai.
	5. Nhân vật em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
	A. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp nhưng bề ngoài xấu xí.
	B. Nhân vật thông minh, tài giỏi.
	C. Nhân vật mồ côi, bất hạnh.
	D. Nhân vật có xuất thân là thần thánh.
6. Ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”?
	A. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
	B. Phê phán những người ngu dốt thích học làm sang.
	C. Khẳng định sức mạnh của con người.
	D. Phê phán những người lười biếng, chỉ thích hưởng thụ.
II. Tự luận: (7đ)
	Hãy kể lại giờ chào cờ đầu tiên của năm học lớp sáu.
ĐÁP ÁN
	I. Trắc nghiệm: (3đ)
Đáp án
1
2
3
4
5
6
Câu
B
C
A
D
B
A
II. Tự luận: (7đ) Viết đúng yêu cầu
	a/ Nội dung:
	- Giới thiệu chung giờ chào cờ đầu năm lớp 6
	- Kể diễn biến buổi chào cờ (ngắn gọn: chi tiết, sự kiện, con người)
	- Suy nghĩ, cảm xúc về buổi chào cờ.
	b/ Hình thức:
	- Chuyện phải được kể tự nhiên
	- Chi tiết, sự việc phải được sắp xếp hợp lý.
	- Sử dụng các phương pháp: Miêu tả, biểu cảm à Tăng tích hấp dẫn.
Tuần: 10
Tiết: 37, 38
VIẾT BÀI TLV SỐ 02
ĐỀ: Hãy kể về một thầy (cô) giáo mà em kính yêu nhất
DÀN BÀI
1. MỞ BÀI: (1.5đ)
	Giới thiệu chung về người thầy (cô) mà em quý mến.
2. THÂN BÀI: (7đ)
	- Hình dáng
	- Tính tình
	- Thái độ của thầy (cô) khi tiếp xúc với Hs
	- Thái độ của thầy (cô) khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
	- Kể lại một ấn tượng sâu sắc nhất của thầy (cô) đối với em.
3. KẾT BÀI: (1.5đ)
	Tình cảm của em đối với thầy (cô) đó.
Tuần: 12
Tiết: 46
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Trắc nghiệm: (3đ, mỗi câu đúng 0.5đ)
	1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
	A. Con trai.
	B. Tiếng sáo.
	C. Rón rén.
	D. Phàm trần.
	2. Nghĩa của từ “phàm trần” được giải thích theo cách nào? (phàm trần, cõi trần trục, cõi đời trên thế gian)
	A. Đưa ra từ đồng nghĩa.
	B. Đưa ra từ trái nghĩa
	C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
	D. Miêu tả hành động mà từ biểu thị.
	3. Từ “con” trong câu “Muốn làm con chim hót” thuộc từ loại nào?
	A. Số từ	B. Danh từ chỉ sự vật
	C. Lượng từ	D. Danh từ chỉ đơn vị.
	4. Từ “mặt” trong câu: “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
	5. Từ “một” trong câu:
	“ Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc” thuộc từ loại nào?
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ sự vật
Số từ
Lượng từ
6. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
	A. Rung rinh	B. Điều độ
	C. Phanh phách	D. Đủng đỉnh
II. Tự luận: (7đ)
1. (3đ): Từ mượn là gì? Hãy kể tên một số từ mượn về chủ đề:
	- Đồ dùng học tập của em.
	- Các bộ phận học tập của em.
	2. (4đ) Xác định danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn sau:
	Các em yêu mến, hãy nghĩ xem còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy máu mình để bảo vệ, còn gì sung sướng hơn được nói, viết tiếng việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng nói Việt Nam yêu quý.
ĐÁP ÁN
	I. Trắc nghiệm: (3đ)
Đáp án
1
2
3
4
5
6
Câu
D
C
D
A
C
C
II. Tự luận: (7đ) 	
1/ (3đ):
	- Khái niệm: Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng cảu nước ngoài đề làm giàu cho vốn từ tiếng việt.
	- Kể tên các từ mượn: 
	+ Đồ dùng học tập: Compa, Êke, tẩy 
	+ Các bộ phận của xe đạp: Ghi đông, pêđan, xích, líp, lốp, xăm, 
	2/: (4đ)
	- Danh từ chung: Đất nước, Tổ quốc, 
	- Danh từ riêng: Lạng Sơn, Cà Mau, Việt Nam.
Tuần: 13
Tiết: 49, 50
VIẾT BÀI TLV SỐ 03
ĐỀ: Hãy kể về một người bạn mới quen
DÀN BÀI
1. MỞ BÀI: (1.5đ)
	Giới thiệu chung về người người bạn mới quen (gặp dịp nào? Ở đâu? Tên tuổi?)
2. THÂN BÀI: (7đ)
	- Kể lại lần đầu tiên mới gặp bạn em có ấn tượng gì? (Dáng người, khuôn mặt, nước da).
	- Thái độ của bạn ấy khi tiếp xúc với mọi người xung quanh (Đối với thầy cô, đối với bạn bè).
	- Việc học tập của bạn ấy.
	- Kể về việc làm, thái độ của bạn đối với em có ý nghĩa nhất.	
3. KẾT BÀI: (1.5đ)
	- Kết luận chung về bạn.
	- Tình cảm dành cho bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA NGU VAN 6.doc