Đề kiểm tra học kỳ I: Năm học: 2007-2008 môn vật lý 6 – thời gian làm bài 45 phút

Đề kiểm tra học kỳ I: Năm học: 2007-2008 môn vật lý 6 – thời gian làm bài 45 phút

 2. Khi kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng, ta bỏ ra một lực:

 A. Bằng trọng lượng của vật; B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật,

 C. Lớn hơn trọng lượng của vật; D. Cũng có thể lớn hơn, cũng có thể bằng;

 3. Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 1cm3 và chứa 45 cm3 nước trong bình.Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước ,người ta thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên chỉ tới vạch 60 ,trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?

 A. 105cm3 ; B. 45cm3 ; C. 15cm3 ; D. 60cm3;

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I: Năm học: 2007-2008 môn vật lý 6 – thời gian làm bài 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I: NĂM HỌC: 2007-2008 
 Môn vật lý 6 – Thời gian làm bài 45 phút
Phần I: ( 2,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan 
 1. Công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng là công thức nào trong các công thức sau? 
	A. m=D+V ;	 B. m= ;	 C. m=D.V ;	 D. m= 
 2. Khi kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng, ta bỏ ra một lực: 
	A. Bằng trọng lượng của vật; 	B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật, 
	C. Lớn hơn trọng lượng của vật; 	D. Cũng có thể lớn hơn, cũng có thể bằng; 
 3. Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 1cm3 và chứa 45 cm3 nước trong bình.Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước ,người ta thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên chỉ tới vạch 60 ,trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng? 
	A. 105cm3 ; 	 B. 45cm3 ; 	 C. 15cm3 ;	 D. 60cm3; 
 4. Một vật có khối lượng 500 g, sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? 
	A. 50N ;	 B. 500N ;	 C. 0,5N ;	 D. 5N 
 5. Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện khi: 
	A. Lò xo bị nén ngắn lại . ;	 B. Lò xo ở trạng thái bình thường. 	
 C. Lò xo bị nén ngắn lại cũng như khi lò xo bị kéo giãn ra. ; D. Lò xo bị kéo giãn ra. 
 6. Hai lực cân bằng là hai lực: 
	A. Mạnh như nhau 	 ; B. Mạnh như nhau,cùng phương , ngược chiều 
 	C. Mạnh như nhau, cùng phương , cùng chiều ;	 D. Mạnh như nhau,khác phương , khác chiều. 
 7. Đơn vị đo lực là: 
	A. Niu tơn (N); B. Niu tơn trên mét (N/m) ; C Mét (m); 	 D Ki lô gam (Kg) ; 
 8. Trong các dụng cụ sau đây,dụng cụ nào được coi là mặt phẳng nghiêng? 
	A. Cái kéo. ; 	B. Cái kìm ;. 	C. Cái cầu thang gát ; 	 D. Cái cân đòn. 
 Phần II:-(8,0 điểm) . Tự luận:
 Câu 1: (1,0 điểm). Để đưa một vật có khối lượng 150 Kg lên cao theo phương thẳng đứng, thì cần phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu để kéo vật lên? Tại sao?
Câu 2: (1,5 điểm) . Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em đã học và nêu một ứng dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế cuộc sống?
Câu 3: (1,5 điểm) . Một học sinh đã làm thí nghiệm và thu được các kết quả sau:
 -Khối lượng của vật đo được: m=76 g.
 -Thể tích của vật đo được: V=28cm3.
 Tính khối lượng riêng của vật ra đơn vị Kg/m3 
Câu 4: (2,5 điểm)
Một vật nặng được treo vào một sợi chỉ, khi vật nặng đứng yên, vật nặng chịu tácdụng của những lực nào? Các lực này có đặc điểm gì?
Nếu dùng kéo cắt đứt sợichỉ thì vật nặng lúc này sẽ như thế nào? Vì sao?
Câu 5: (1,5 điểm) Dùng thìa và đồng xu đề có thể mở được nắp hộp. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?
 -----------------------------------------------
ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 6
 KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC:2007-2008
Phần I : (2,0 điểm) . Trắc nghiệm khách quan 
 Chọn đúng mỗi câu 0,25 điểm .
	01. - - = -	03. - - = -	05. - - = -	07. ; - - -
	02. - / - -	04. - - - ~	06. - / - -	08. - - = -
 Phần II :-(8,0 điểm) Tự luận 
Câu 1: (1,0 điểm)
 P=10.m = 10.150 = 1500N (0,25 điểm)
 F = P = 1500N (0,5 điểm)
 Vậy lực kéo ít nhất phải bằng trọng lượng của vật . (0,25 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm) Các loại máy cơ đơn giản:Và nêu ứng dụng .
 +Các máy cơ đơn giản : Mặt phẳng nghiêng ,đòn bẩy , ròng rọc .( Nêu đủ 2 cái 0,5 đ ,Đủ 3 cái 1,0đ)
 + Ứng dụng mặt phẳng nghiêng : Cái cầu thang gát.( có thể học sinh sẽ nêu ứng dụng khác .Nếu đúng vẫn điểm tối đa) (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
 m=76g = 0,076 Kg (0,25 điểm)
 V= 28cm3 = 0,000028m3 (0,25điểm)
 D= = (0,5 điểm) 
 D = 2,714,285714 (Kg/m3) ( 0,5 điểm )
Câu 4: (2,5 điểm)
+a) Vật nặng chịu hai lực tác dụng: -Lực hút Trái Đất (0,5 điểm)
 -Lực căng sợi dây (0,5 điểm)
+Hai lực này cân bằng (0,5 điểm)
+b) Khi cắt sợi dây, vật nặng rơi xuống đất , vì lúc này vật nặng chỉ còn chịu tác dụng của một lực hút Trái Đất kéo vật xuống. (1,0 điểm)
Câu 5: (1,5 điểm) 
+Dùng thìa sẽ mở được nắp hộp dễ hơn (0,5 điểm)
+Vì khoảng cách từ điểm tựa (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của người ( chỗ tay cầm) ở thìa lớn hơn ở đồng xu. (1,0 điểm)
 ----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.L6.doc