Đề kiểm tra học kì I môn Toán Lớp 6 - Năm học 2010-2011

Đề kiểm tra học kì I môn Toán Lớp 6 - Năm học 2010-2011

I- TRẮC NGHIỆM (4,0đ).

Câu 1: (0,5đ). Tập hợp A = cam, táo, chanh và B = cam, chanh, quýt, giao của tập hợp A và B là:

A. cam, chanh B. cam, táo C. cam, quýt D. cam

Câu 2:(0,5đ). Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. 1 là hợp số. B. Số nguyên tố có nhiều hơn hai ước.

C. 0 là ước của mọi số tự nhiên. D. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

Câu 3: (0,5đ). Tập hợp các ước của 6 là:

A. 1; 2; 6; B. 1; 2; 3; 6 C. 1; 6 D. 1; 3; 6

Câu 4: (0,5đ). Dạng phân tích số 56 ra thừa số nguyên tố là:

A. 2.4.7 B. 8.7 C. 23.7 D. 22.14

Câu 5: (0,5đ). Cho x là số tự nhiên và 12 x, vậy x là:

A. bội của 12 B. bội chung của 12

C. ước của 12 D. ước chung của 12

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Toán Lớp 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM 2010-2011	
Môn: TOÁN – LỚP 6 (90p)
I- TRẮC NGHIỆM (4,0đ). 
Câu 1: (0,5đ). Tập hợp A = {cam, táo, chanh} và B = {cam, chanh, quýt}, giao của tập hợp A và B là:
A. {cam, chanh} 	 B. {cam, táo} 	C. {cam, quýt} 	D. {cam} 
Câu 2:(0,5đ). Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. 1 là hợp số. 	 	 B. Số nguyên tố có nhiều hơn hai ước. 	
C. 0 là ước của mọi số tự nhiên. 	D. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất. 
Câu 3: (0,5đ). Tập hợp các ước của 6 là:
A. {1; 2; 6}; 	 B. {1; 2; 3; 6} 	C. {1; 6} 	D. {1; 3; 6} 
Câu 4: (0,5đ). Dạng phân tích số 56 ra thừa số nguyên tố là:
A. 2.4.7	 B. 8.7 	C. 23.7 	D. 22.14
Câu 5: (0,5đ). Cho x là số tự nhiên và 12 x, vậy x là:
A. bội của 12 	 B. bội chung của 12	 	
C. ước của 12 D. ước chung của 12
Câu 6: (1,5đ). Đánh dấu  x  vào ô thích hợp :
Stt
Câu
Đúng
Sai
1
Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3.
2
 + 30 = 80
3
(-5) + (+5) = 10
4
Tổng của hai số nguyên trái dấu không đối nhau là một số nguyên dương.
5
Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, thì điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
6
M AB và AM = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
II- TỰ LUẬN (6,0đ). 
Bài 1: (1đ). Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
a) -17) + 5 + 8 + 17 + (-5)
b) 28.76 + 24.28
Bài 2: (1đ). Tìm số nguyên x, biết :
a) 6x – 40 = 56 : 28
b) 2x – 8 = 4
Bài 3: (1,5 đ). Tìm số tự nhiên chia hết cho 8, cho 10. Biết rằng số đó trong khoảng từ 90 đến 250.
Bài 4: (1,5 đ). Vẽ đoạn thẳng AB = 8cm. Trên tia AB lấy hai điểm M và N sao cho AM = 3 cm; AN = 6 cm. 
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN, NB
b) Hỏi M có là trung điểm của đoạn thẳng AN không. Vì sao?
Bài 5: (1 đ). Tính tổng các số nguyên x thỏa mãn: -10 < x < 10
-----------------------Hết--------------------
	ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM 2010-2011	
Môn: TOÁN – LỚP 6
I- TRẮC NGHIỆM (4,0đ). 
A
Câu 1: (0,5đ). Tập hợp A = {cam, táo, chanh} và B = {cam, chanh, quýt}, giao của tập hợp A và B là:
A. {cam, chanh} 	 B. {cam, táo} 	C. {cam, quýt} 	D. {cam} 
Câu 2:(0,5đ). Hãy chọn câu trả lời đúng:
D
A. 1 là hợp số 	 	 B. Số nguyên tố có nhiều hơn hai ước 	
C. 0 là ước của mọi số tự nhiên 	D. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất 
B
Câu 3: (0,5đ). Tập hợp các ước của 6 là:
A. {1; 2; 6}; 	 B. {1; 2; 3; 6} 	C. {1; 6} 	D. {1; 3; 6} 
C
Câu 4: (0,5đ). Dạng phân tích số 56 ra thừa số nguyên tố là:
A. 2.4.7	 B. 8.7 	C. 23.7 	D. 22.14
Câu 5: (0,5đ). Cho x là số tự nhiên và 12 x, vậy x là:
C
A. bội của 12 	 B. bội chung của 12	 	
C. ước của 12 D. ước chung của 12
Câu 6: (1,5đ). Đánh dấu  x  vào ô thích hợp :
Stt
Câu
Đúng
Sai
1
Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3
x
2
 + 30 = 80
x
3
(-5) + (+5) = 10
x
4
Tổng của hai số nguyên trái dấu không đối nhau là một số nguyên dương.
x
5
Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, thì điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
x
6
M AB và AM = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
x
II- TỰ LUẬN (6,0đ). 
Bài 1: (1đ). Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
	(Mỗi câu đúng 0,5đ)
(-17) + 5 + 8 + 17 + (-5) = (- 17 + 17) + (-5 + 5) + 8 = 8
28.76 + 24.28 = 28(76 + 24) = 28.100= 2800
Bài 2: (1đ). Tìm số nguyên x, biết :
(Mỗi câu đúng 0,5đ)
6x – 40 = 56 : 28
 6x – 40 = 2
 6x = 2 + 40
 6x = 42
 x = 7
2x – 8 = 4 ; x = 6
Bài 3: (1,5 đ). Tìm số tự nhiên chia hết cho 8, cho 10. Biết rằng số đó trong khoảng từ 90 đến 250.
Giải: 
	Gọi x là số tự nhiên chia hết cho 8, cho 10 và 90 < x < 250
Vây x là bội chung của 8 và 10
= 23
= 2.5
BCNN(8, 10) = 23.5 = 8 . 5 = 40
BC(8, 10) = B(40) = {0; 40; 80; 120; 160; 200; 240; 280;} 
 Mà 90 < x < 250, nên x = 120; 160; 200; 240
Bài 4: (1,5 đ). Vẽ đoạn thẳng AB = 8cm. Trên tia AB lấy hai điểm M và N sao cho AM = 3 cm; AN = 6 cm. 
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN, NB
b) Hỏi M có là trung điểm của đoạn thẳng AN không. Vì sao?
Giải :	
Vẽ hình đúng (0,25đ)
Trên tia AB có AM < AN (3 < 6) nên M nằm giũa A và N
Vậy MN = AN – AM = 6 – 3 = 3 cm
Tương tự tính được NB = 2 cm (0,75đ)
Từ câu a) có M nằm giữa A và N, AM = MN
Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AN (0,5đ)
Bài 4: (1 đ). Tính tổng các số nguyên x thỏa mãn: -10 < x < 10
Giải : x = -9 ; -8 ; -7 ; -6 ; -5 ; -4 ; ... ; 4 ; 5 ;6 ; 7 ; 8 ; 9 (0,5đ)
Tổng các số nguyên x là : (9 - 9) + (8 - 8) + (7 – 7) + (6 - 6) + (5 - 5) + (4 - 4) + (3 - 3) + (2 - 2) + (1 - 1) + 0 = 0 (0,5đ)
-----------------------Hết--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KY I.doc