Đề cương phụ đạo Ngữ văn 9 - Phạm Thị Ngọc Phương

Đề cương phụ đạo Ngữ văn 9 - Phạm Thị Ngọc Phương

- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép

VD1: Trích dẫn câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp

 Trực tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”

Gián tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở rằng uống nước nhớ nguồn

VD2: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)

 

doc 21 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương phụ đạo Ngữ văn 9 - Phạm Thị Ngọc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG PHỤ ĐẠO NGỮ VĂN 9
* HỌC KÌ 1
I.TIẾNG VIỆT
1. Các phương châm hội thoại: xảy ra 2 tình huống: tuân thủ và không tuân thủ PCHT
Các PCHT
Đặc điểm
VD
Phương châm về lượng
Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung; nội dung phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu – không thừa
Ngựa là loài thú có bốn chân
Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Gà là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta
Anh ấy chụp ảnh cho tôi bằng máy ảnh
Phương châm về chất
Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Quả bí khổng lồ; nói trạng, nói mò; nói dối
Con vịt muối đẻ ra trứng vịt muối
- Nói dối, nói mò, hứa hươu hứa vượn
Phương châm cách thức
Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ
Nói ra đầu ra đũa; nửa úp nửa mở; dây cà ra dây muống.
- Chiếc xe đạp rất nặng
- Xe không được phép rẽ trái
- Nói con cà con kê, nói tràng giang đại hải
Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Ông nói gà, bà nói vịt; nói một đằng làm một nẻo
Nhân tiện đây xin hỏi, nhân tiện đây xin nói thêm, nhân tiện đây xin báo cáo...
Phương châm lịch sự 
Khi giao tiếp, cần tế nhị, tôn trọn người khác
- Phép tu từ từ vựng “nói giảm nói tránh” liên quan đến pc lịch sự
Nói hớt, nói leo, nói băm nói bổ, xin lỗi...có thể anh không hài lòng, tôi biết là anh không được vui..
* Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Muốn gây sự chú ý, hoặc để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác
VD: - Cậu có biết Bác Hồ sinh năm nào không? - Có lẽ là cuối thế kỉ 19
=> Tuân thủ phương châm về chất vì không biết đích xác cụ thể năm sinh của Bác, nhưng vi phạm phương châm về lượng vì hỏi năm sinh mà lại trả lời là thế kỉ 19.
2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 
- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép 
- Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
VD1: Trích dẫn câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp 
 Trực tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”
Gián tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở rằng uống nước nhớ nguồn
VD2: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ) 
3. Các cách phát triển của từ vựng T. V:
- Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
4. Thuật ngữ:
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. 
- Đặc điểm : Thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại . Thuật ngữ không có tính biểu cảm . VD: Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.-> Thuật ngữ ngành Văn học 
5.Các biện pháp tu từ từ vựng: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá . HS tự cho VD
BPNT
Khái niệm
VD
1. NHÂN HÓA
Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng cho con người; làm cho thế giới loài vật, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2.
SO SÁNH
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
3. 
ẨN DỤ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. 
NÓI QUÁ
Phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
5. HOÁN DỤ
Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
6. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
7. ĐIỆP NGỮ
Lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc
8. 
CHƠI CHỮ
Lợi dụng tính đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
6. Trau dồi vốn từ ( Xem Bài tập SGK/ 101)
 + Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
 + Rèn luyện để làm tăng vốn từ
7. Nắm các khái niệm và lấy được VD từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng
* - Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt
 - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
 + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn
 + Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào
* Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
 VD: "Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu )
* Nghĩa của từ là Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
 * Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc
Bài tập Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? vì sao?
- "Đầu súng trăng treo" (1) ( Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc
- "Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc" (2) Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ
- "Trên đầu những rác cùng rơm" (3) Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng
- "Đầu xanh có tội tình gì" (4) Đầu (1), (3), (4) -> chuyển nghĩa)
* Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - đào sâu
* Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn
VD: Ăn , xơi , chén; chết , từ trần, qua đời
*Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu 
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ).
* Trường từ vựng:Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
II. PHẦN VĂN:
1.Văn học trung đại:
STT
TÊN VB
TÁC GIẢ
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Thái độ của tác giả 
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
3
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
( Hoàng Lê nhất thống chí)
Ngô Gia Văn Phái
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
- Tóm tắt nội dung, cốt truyện
5
Chị em Thúy Kiều
( Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích.
- Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
(1765-1820)
- Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: 
+ Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:
+ Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều
+ Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng 
- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc
- Ngôn ngữ độc thoại 
- Giá trị nhân đạo sâu sắc
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu 
- Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga 
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm, truyện thơ Nôm
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ
2, Văn học hiện đại: (VH trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, hòa bình)
Stt
TÁC PHẨM
T.. loại
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1
Đồng chí – 1948 
( Đầu súng trăng treo)
Thơ
tự
do
Chính Hữu
Sáng tác về những người lính trong 2 cuộc kháng chiến
Ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp
Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị
Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
(Vầng trăng và những quầng lửa 1969)
Thơ
tự
do
Phạm Tiến Duật
Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 
3
Đoàn thuyền đ ... y sống nhân ái, yêu thương, cảm thông với nỗi bất hạnh của nhau.
- Tình yêu thương trân trọng con người.
2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động 
 - Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
3. Ý nghĩa: Ca ngợi tình yêu thương, lòng thù hận của con người.
14. Con chó Bấc (J.Lân-đơn)
1. Tác giả:J.Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
1.Nội dung: Qua đoạn trích nhà văn đã có những nhận xét, cách miêu tả tinh tế khi viết về những con chó , thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
2. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa, của nhà văn.
3. Ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
C/ TẬP LÀM VĂN
Câu 1:Nêu khái niệm phép phân tích và tổng hợp?Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này ?
Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy).
Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
Câu 2: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
 + Về nội dung: cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi,mặt hại.
 + Về hình thức: có luận điểm có rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc ...
Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống.
Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 2. Lập dàn bài: 
 MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
 TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định:
+Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng phản ánh điều gì ? Xu hướng nào ?
+Giải thích nguyên nhân- hậu quả của hiện tượng ấy.
+Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng sử.
 KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
 3. Viết bài:
 4. Đọc và sửa lại:	
Câu 3: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ?
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Yêu cầu của bài văn nghị luận đề tư tưởng, đạo lý:
+ Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, ... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động.
- Đối tượng: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 2. Lập dàn bài: 
 MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 TB: +Giải thích, nêu vấn đề cần bàn luận.
 +Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặt sai, mặt tiêu cực, mặt sai cần bổ sung.
 +Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ,hành động ra sao ?
 KB: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
 3. Viết bài:
 4. Đọc và sửa lại:
*Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Giống nhau: đều là hình thức nghị luận.
- Khác nhau: ở đề bài và cách thức bình luận.
+ Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính.
+ Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội.
Câu 4: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
Yêu cầu: + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá ... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động ... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Các bước làm bài:
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý
 2.Lập dàn bài: 
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được NL.
TB: Lần lượt nêu các luận điểm chính được xắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại)...
KB: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào, mảng chủ đề hay đề tài gì...)
 3.Viết bài:
 4.Đọc và sửa lại:
Câu 5: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Yêu cầu:
+ Nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Cách làm bài:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ.
TB: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành luận điểm chính. Các luận điểm được cắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục hoặc theo mạch cảm xúc)
KB: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc của bài thơ với sựu nghiệp sáng tác của tác giả, với cuộc đời, với bạn đọc ...
BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP
Đơn vị bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
 Là những từ chỉ người, vật, khái niệm
Bác sĩ, học sinh, gà con ...
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Học tập, nghiên cứu, ...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Xấu, đẹp, buồn, vui, ...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai,...
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Tôi, nó, thế, ...
Lượng từ
Là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
Chỉ từ
 Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
ấy, đó, nọ, kia, ...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Của, như, vì...nên, ...
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Tình thái từ
Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
A ! ôi !
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Than ôi ! Trời ơi !
Cụm danh từ
Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Những bông hoa mùa xuân
Cụm động từ
Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
đang hé nở đồng loạt
Cụm tính từ
Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
đẹp như tranh
Thành phần chính của câu
Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Mưa/ rơi.	
Súng/ nổ.
Thành phần phụ của câu
 Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu.
Chủ ngữ
Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ.
Mưa / rơi
CN
Vị ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi: làm gì ? Làm sao ?
Nó về lúc sáng sớm.
 VN
Câu trần thuật đơn
Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Chiến sĩ /vẫn đi về phía trước 
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
Anh đến với ai ?
Một mình !
Câu ghép
Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. Nối bằng:
+ Quan hệ từ
+ Cặp quan hệ từ.
+ Phó từ hoặc đại từ.
+ dùng dấu phẩy, dấu hai chấm.
Trời/ bão nên tôi 
 C V C
/nghỉ học
 V
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính dùng để hỏi, ngoài ra dùng để khẳng định, bác bỏ, đe dọa, ...
Sớm mai này bà nhóm bếp lửa lên chưa ? (Bằng Việt)
Câu cảm thán
Là câu có những ngữ cảm thán dùng để bộ lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! 
(Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
Xin đừng hút thuốc !
Câu trần thuật
Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ... hay yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ...
Hôm nay, mẹ đi chợ.
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong phu dao9 2012.doc