Đề cương ôn tập vật lí 10 nâng cao

Đề cương ôn tập vật lí 10 nâng cao

1. Khi nói về vật chuyển động thẳng đều, phát biểu nào sau đây sai?

A. Động lượng của vật biến thiên. B. Độ biến thiên động lượng của vật bằng không.

C. Xung lượng của lực tác dụng lên vật bằng không. D. Động lượng của vật không thay đổi.

2. Một vật được ném thẳng đứng từ độ cao z1 lên độ cao z2 so với mốc thế năng và chỉ dưới tác dụng của trọng lực, trong quá trình chuyển động đó thì :

A. Động năng của vật giảm, thế năng của vật giảm. B. Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm.

C. Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng. D. Động năng của vật tăng, thế năng của vật tăng.

3. Chọn phát biểu sai về thế năng và lực thế:

A. Lực ma sát không phải là lực thế vì công của nó theo mọi đường khép kín đều khác không.

B. Thế năng trọng trường được xác định sai kém một hằng số cộng.

C. Lực hấp dẫn, lực đàn hồi và lực tĩnh điện là các lực thế. D. Lực cản của môi trường không khí, nước là lực thế.

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập vật lí 10 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 NÂNG CAO
I. Bài tập trắc nghiệm
. 
1. Khi nói về vật chuyển động thẳng đều, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động lượng của vật biến thiên. B. Độ biến thiên động lượng của vật bằng không. 
C. Xung lượng của lực tác dụng lên vật bằng không. D. Động lượng của vật không thay đổi. 
2. Một vật được ném thẳng đứng từ độ cao z1 lên độ cao z2 so với mốc thế năng và chỉ dưới tác dụng của trọng lực, trong quá trình chuyển động đó thì : 
A. Động năng của vật giảm, thế năng của vật giảm. B. Động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm. 
C. Động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng. D. Động năng của vật tăng, thế năng của vật tăng.
3. Chọn phát biểu sai về thế năng và lực thế: 
A. Lực ma sát không phải là lực thế vì công của nó theo mọi đường khép kín đều khác không.
B. Thế năng trọng trường được xác định sai kém một hằng số cộng.
C. Lực hấp dẫn, lực đàn hồi và lực tĩnh điện là các lực thế. D. Lực cản của môi trường không khí, nước là lực thế. 
4. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:
A. khối lượng m của vật tăng gấp đôi, vận tốc v của vật giảm còn một nửa.
B. khối lượng m của vật giảm một nửa, vận tốc v của vật tăng gấp đôi. 
C. khối lượng m của vật không đổi, vận tốc v của vật tăng gấp đôi. 
D. khối lượng m của vật không đổi, vận tốc v của vật giảm còn một nửa.
5. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc , có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật là :A. .	B. .	C. .	D. .
6. Chọn câu Sai:
A. Công của lực phát động dương vì 900 > a > 00.B. Công của lực cản âm vì 900 < a < 1800.
C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không.
D. Vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng so với phương ngang công của trọng lực bằng không.
7. Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng vận tốc, nhưng một theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có:
A. Động năng và động lượng đều khác nhau. B. Động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau.
C. Cùng động năng và cùng động lượng.	D. Cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
8. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.B. Động lượng có độ lớn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
C. Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
01. Chọn câu trả lời sai: Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là:
A. Các lực phải đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của các lực phải bằng không. 
B. Ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 
C. Ba lực phải đồng quy và có hợp lực bằng không.
D. Ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và có hợp lực bằng không. 
10. Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 20kg từ giếng sâu 10m lên mặt đất trong 1 phút 20s. Lấy g = 10m/s2. Công và công suất của người ấy là:
 A. 25 J; 2000W B. 2000 J; 25 W C. 677 J; 565W D. 556 J; 6566 W
11. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng:
 A. 2598J B. 2866J C. 1762J D. 2400J
02. Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một vật nặng 500 N. Điểm treo vật cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người thứ nhất và người thứ hai lần lượt chịu các lực F1 và F2 bằng bao nhiêu?
A. F1 = 200 N , F2 = 300 N. B. F1 = 250 N , F2 = 250 N. C. F1 = 300 N , F2 = 200 N.D. F1 = 150 N , F2 = 250 N.
03. Một thanh chắn đường dài 5,5 m, có trọng lượng 2000 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Để giữ thanh nằm ngang thì lực tác dụng vào đầu bên phải có giá trị là : 
A. 250 N.	B. 100 N. . 	C. 150 N. 	D. 200 N.
13. Một động cơ điện cung cấp công suất 15KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30m.Lấy g =10m/s2.Thời gian để thực hiện công việc đó là:
 A. 20s	 B. 5s	 C. 15s	 D. 10s
14. Một lò xo có độ cứng k = 100N/m. một đầu gắn vào một điểm cố định đầu kia mang một quả nặng 100g trượt trên một thanh ngang không ma sát. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi buông cho vật dao động.độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là:
 A. 2m/s. B. 0m/s. C. 1,26m/s. D. 1,5m/s
15. Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Kéo lò xo theo phương ngang một lực 3 N thì lò xo dãn được 2cm. Thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí này là:
 A. 0,04J. 	 B. 0,05J. 	 C. 0,03J. 	 D. 0,08J.
16. Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết . Tổng động lượng của hệ là :
 A. 16 kg.m/s	B. 8 kg.m/s	 C. 40 kg.m/s	 D. 12,65 kg.m/s
17. Quả cầu m = 50g gắn ở đầu một lò xo thẳng đứng ,đầu trên của lò xo cố định, độ cứng k = 0,2N/cm. Ban đầu m được giữ ở vị trí lò xo thẳng đứng và có chiều dài tự nhiên. Thả m không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Độ lớn vận tốc của quả cầu khi qua vị trí cân bằng là :
A. v = 0,5m/s 	 B. v = 5m/s	 C. v = 0,05m/s	 D. v = 0,005m/s
03. Chọn câu trả lời sai: 
A. Không thể tìm được hợp lực của ngẫu lực. 
B. Mômen ngẫu lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của ngẫu lực. 
C. Ngẫu lực là hợp lực của hai lực song song ngược chiều. D. Ngẫu lực có tác dụng làm cho vật quay. 
19. Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Lấy g =10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
 A. 6J 	 B. 9J 	 C. 7J 	 D. 8J
20. Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vec-tơ vận tốc của hai vật cùng hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là:
 A. 1 kg.m/s	B. 2 kg.m/s	C. 3 kg.m/s	D. 0,5 kg.m/s
21. Một cần cẩu cần thực hiện một công 120 kJ nâng một thùng hàng khối lượng 600 kg lên cao 10 m. Lấy g = 10m/s2. Hiệu suất của cần cẩu là:
 A. 50%	 B. 5%	 C. 75%	 D. 25%
22. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1,6 m, treo vật khối lượng m = 200g. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc 600 rồi thả tự do. Chọn vị trí thấp nhất của vật làm mức 0 của thế năng. Lấy g =10m/s2. Độ lớn vận tốc và cơ năng của vật tại vị trí thấp nhất là:
 A. 4 m/s ; 1,6 J B. 4 m/s ; 2,56 J C. 4,3 m/s ; 1,84 J D. 2,1 m/s ; 0,43 J
23. Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực do tường tác dụng vào vật có độ lớn là :
A. 1750 N	B.17,5 N	C.175 N	D.1,75 N
24. Bắn một hòn bi thép với vận tốc v theo phương ngang vào một hòn bi thủy tinh nằm yên. Sau khi va chạm hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có vận tốc gấp 3 lần vận tốc của bi thép, khối lượng bi thép gấp 3 lần khối lượng bi thủy tinh. Vận tốc của mỗi bi sau va chạm là:
A. ; 	B. ; 	C. ; 	D. ; 
25. Khí cầu có một thang dây mang một người khối lượng . Khí cầu và người đang đứng yên trên không thì người leo lên thang với vận tốc đối với thang. Vận tốc đối với đất của khí cầu là bao nhiêu?
A. 	B. 	C.	D.
26. Một hòn đá được ném xiên một góc 300 so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng khi hòn đá chạm đất có giá trị là:
A. 3 kg.m/s	B. 4 kg.m/s	C. 1 kg.m/s	D. 2 kg.m/s
27. Một prôtôn có khối lượng mp = 1,67.10-27 kg chuyển động với vận tốc vp = 1.107 m/s tới va chạm vào hạt nhân Heli (thường gọi là hạt ) đang nằm yên. Sau va chạm, prôtôn giật lùi với vân tốc v’p = 6.106 m/s còn hạt bay về phía trước với vận tốc = 4.106 m/s. Khối lượng của hạt là:
A. 6,68.10-27 kg	 B. 66,8.10-27kg	C. 48,3.10-27 kg	D. 4,83.10-27kg
28. Một khẩu đại bác khối lượng 6000 kg bắn đi theo phương ngang một viên đạn khối lượng 37,5 kg. Ngay sau khi bắn khẩu súng giật lùi về phía sau với vận tốc v1 = 2,5 m/s. Vận tốc của đạn ngay sau khi bắn là:
A. 358m/s	B. 400m/s	C.350m/s	D. 385m/s
29. Búa máy có khối lượng 500 kg rơi từ độ cao 2 m và đóng vào cọc, làm cọc ngập thêm vào đất 0,1 m. Lực đóng cọc trung bình là 80000 N. Hiệu suất của máy là bao nhiêu? 
A. 60 %	B. 70 %	C. 80 %	D. 50 %
10. Chọn câu sai khi nói về trọng tâm của vật :
A. Trọng tâm là điểm đặt trọng lực tác dụng vào vật.
B. Nếu lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến.
C. Vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm là tâm đối xứng của vật.D. Một vật rắn xác định chỉ có một trọng tâm.
11. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định còn được gọi là: 
A. Quy tắc hợp lực song song. B. Quy tắc hợp lực đồng quy. C. Quy tắc mômen lực. D. Quy tắc hình bình hành. 
31. Một hòn bi có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm tuyệt đối đàn hồi với bi m2 đang nằm yên. Sau va chạm, cả hai đều có cùng vận tốc có độ lớn v/2. Tỉ số khối lượng là:
A. 2	B. 1	C. 0,5	D. 1/3
32. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt ngang là 300. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là :
A. 	B.10m/s	C. 	D. 
33. Tác dụng một lực F không đổi, làm vật chuyển động không ma sát từ trạng thái nghỉ, khi được độ dời s thì có vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì với cùng độ dời s. Vận tốc của vật đã tăng thêm bao nhiêu ?
A. n lần	B. n2 lần 	C. lần 	D. 2n lần
34. Một con lắc đơn có độ dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng một góc 450 rồi thả nhẹ. Độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với nó một góc 300 là :
A. 17,32 m/s	B. 2,42 m/s	C. 3,17 m/s	D. 1,78 m/s
35. Chọn câu đúng:
Viên bi A đang chuyển động đều với vận tốc thì va chạm vào viên bi B cùng khối lượng với viên bi A. Bỏ qua sự mất mát năng lượng trong qua trình va chạm. Sau va chạm:
A. Hai viên bi cùng chuyển động với vận tốc . B. Hai viên bi cùng chuyển động với vận tốc .
C. Viên bi A bật ngược lại với vận tốc . D . Viên bi A đứng yên, viên bi B chuyển động với vận tốc .
02. Áp suất trong lòng chất lỏng có tính chất sau : 
A. Có giá trị như nhau ở mọi điểm trên cùng một mặt phẳng ngang.
B. Áp suất ở độ sâu 2h lớn gấp hai lần áp suất ở độ sâu h. C. Chỉ phụ thuộc độ sâu h với mọi chất lỏng. 
D. Áp suất trong lòng chất lỏng không phụ thuộc vào áp suất khí quyển. 
03. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về khí lý tưởng? 
A. Khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
B. Khi các phân tử khí va chạm vào thành bì ... i ống dòng có đường kính 4cm là 
A.4/π (m/s) B. 10/π (m/s) C. 25/π (m/s) D.40/π (m/s)
Câu 2: Một khối khí ở 7oC đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Hỏi phải đun nóng bình đến nhiệt độ bao nhiêu 
để áp suất khí là 1,5 atm. A. 10,5oC B. 283,5K C. 117oC D. 147oC 
48.Một ống tiêm chứa nước có đường kính 1cm lắp với một kim tiêm có đường kính 1mm. Bỏ qua ma sát và trọng lực, Nếu ấn vào píttông một lực 10N thì nước trong ống tiêm phụt ra với vận tốc là:
A. 16 m/s B. 20m/s C. 24m/s D.36m/s
35. Tác dụng một lực F1 vào píttông có diện tích S1 của một máy ép dùng chất lỏng thì lực tác dụng vào píttông có diện tích S2 là F. Nếu giảm diện tích S1 đi 2 lần thì lực tác dụng vào píttông có diện tích S2 là 250N. Lực F tác dụng vào píttông có diện tích S2 lúc đầu là 
A.250N B. 100N C.150N D.125N
18. Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 3 atm. Coi nhiệt độ của khí là không đổi và áp suất khí quyển là 1 atm. Nếu mở bình thì thể tích của chất khí khi đã cân bằng với áp suất khí quyển là : 
A. 0,3 lít B. 0,33 lít C. 3 lít D. 30 lít
29. Có 40 g khí ôxi ở thể tích 3,69 lít, áp suất 10 atm, được cho dãn nở đẳng áp đến thể tích 4 lít, xem ôxi là khí lí tưởng. Nhiệt độ của khối khí sau khi dãn nở là :
A. 390K B. 3900C C.480K D.4800C 
5. Một bình bằng thép có dung tích 50 l chứa khí Hyđrô ớ áp suất 5Mpa và nhiệt độ 370C. Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay? Biết dung tích mỗi quả bóng 10 l, áp suất mỗi quả là 1,05.105Pa, nhiệt độ khí trong bóng bay là 120C.
200 quả B. 250 quả C. 237 quả D. 214 quả
21. Đỉnh Phăng-xi-păng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 3114m so với chân núi, biết mỗi khi lên cao lên thêm 10m áp suất khí quyển giảm 1mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là -30C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (ở chân núi) là 1,29kg/m3. Khối lượng riêng không khí ở trên đỉnh Phăng-xi-păng là:
A. 0,25kg/m3 B. 0,55kg/m3 C. 0,46kg/m3 D. 0,95kg/m3
35. Một xilanh đặt nằm ngang .Lúc đầu pitông cách đều hai đầu xilanh (coi như cách nhiệt) một khoảng 50cm và không khí chứa trong xilanh có nhiệt độ 270C, áp suất 1atm. Sau đó không khí ở đầu bên trái được nung lên đến t0C thì pittông dịch chuyển một khoảng x = 3cm. Bỏ qua ma sát, coi nhiệt độ khí ở đầu bên phải thay đổi không đáng kể. Nhiệt độ khí ở đầu bên trái khi được nung là: 
	A. 65,30C B, 56,30C C. 75,30C D. 57,30C
II. Bài tập tự luận
1. Một thanh AB có khối lượng m = 1,5kg, đầu A tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây BC nằm ngang, góc .
	a) Tính các lực tác dụng lên thanh.
A
B
C
	b) Biết hệ số ma sát nghỉ giữa AB và sàn là . Tìm các giá trị để thanh có thể cân bằng. Biết dây BC luôn nằm ngang.
1. Một người có khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v1 = 3m/s thì nhảy lên một toa xe goòng khối lượng m2 = 150kg chạy trên đang ray nằm ngang song song ngang qua người đó với vận tốc v2 = 2m/s. Bỏ qua ma sát. Tính vận tốc của toa goòng sau khi người đó nhảy lên, nếu ban đầu toa goòng và người chuyển động: 
a) Cùng chiều.
b) Ngược chiều.
4. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc = 25 m/s ở độ cao h = 80 m so với mặt đất thì nổ, vỡ làm hai mảnh, mảnh 1 có khối lượng m1 = 2,5 kg, mảnh hai có m2 = 1,5 kg. Mảnh một bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc v1’ = 90m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
5. Một xe cát có khối lượng M = 200 kg đang chuyển động với vận tốc V = 18 km/h trên một mặt đường nằm ngang. Người ta bắn một viên đạn khối lượng 2 kg vào xe với vận tốc có độ lớn v = 200 m/s, từ trên xuống, xiên góc so với phương ngang và ngược chiều chuyển động của xe. Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường. Lấy g = 10m/s2.
Tìm vận tốc của hệ đạn và xe sau khi đạn đã nằm yên trong cát.
Tính áp lực của hệ đạn và xe lên mặt đường trong thời gian xảy ra va chạm. Biết khoảng thời gian xảy ra va chạm là .
6. Một cần cẩu nâng một contener 2,5 tấn theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với gia tốc không đổi, sau 2s contener đạt vận tốc 4m/s. Bỏ qua mọi lực cản. lấy g = 10m/s2.
	a) Xác định công suất trung bình của cần cẩu trong thời gian 2s.
	b) Tìm công suất tức thời của cần cẩu tại thời điểm t = 2s.
7. Một người đi xe đạp leo chậm dần đều lên một đoạn đường dốc với gia tốc cos độ lớn 0,5m/s2. Khối lượng của người và xe là 60 kg. Đoạn đường dốc dài 200 m, dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt dốc là 0,01. Tính công người đó đã thực hiện khi đi từ chân dốc tới đỉnh dốc. Lấy g = 10m/s2.
8. Một quả cầu khối lượng 2 kg, chuyển động với vận tốc 3 m/s, va chạm xuyên tâm với một quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động cùng chiều với quả cầu thứ nhất với vận tốc 1 m/s. Tìm vận tốc của các quả cầu sau va chạm nếu:
	a) Va chạm là hoàn toàn đàn hồi.
	b) Va chạm mềm. 
9. Một ôtô khối lượng m = 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100 m nằm ngang, vận tốc xe tăng đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 0,01 trọng lượng của xe. Lấy g = 10 m/s2.
Dùng định lí động năng tính công do động cơ thực hiện.
Ngay sau đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100 m, cao 10 m. Biết vận tốc xe ở chân dốc là 7,2 km/h. Dùng định lí động năng tính công của lực cản và lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC.
10. Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. 
	a) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
	b) Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế năng.
 	c) Tìm cơ năng toàn phần của vật, biết khối lượng của vật là m = 200 g.
11. Quả cầu nhỏ khối lượng 500 g treo ở đầu một sợi dây dài 1 m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây hợp với phương thẳng ứng góc 450 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Tìm:
	a)Vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.
	b)Tính lực căng của dây tại vị trí cân bằng.
12. Một con lắc đơn có chiều dài l = 50cm, vật nhỏ có khối lượng 100g. Khi vật nhỏ đang ở vị trí cân bằng thì được truyền một vận tốc v0 = m/s theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s2.
	a) Xác định góc hợp giữa dây treo so với phương thẳng đứng để khi đó vận tốc vật nhỏ bằng không.
	b) Xác định góc hợp giữa dây treo so với phương thẳng đứng để khi đó lực căng dây bằng không.
13. Một vật nhỏ khối lượng m = 50 g bắt đầu trượt không ma sát từ điểm A có độ cao h dọc theo một đường rãnh trơn (hình vẽ), đường tròn bán kính R = 30 cm. Lấy g = 10m/s2
	a) Khi h = 1 m, , tính vận tốc của vật và lực nén hòn bi lên rãnh tại M.
	b) Tìm giá trị nhỏ nhất của h để hòn bi có thể vượt qua hết phần hình tròn của rãnh.
A
M
h
R
O
Bài 2: Một quả cầu có thể tích V = 0,1 m3 được làm bằng giấy mỏng. Quả cầu có một lỗ hở nhỏ bên dưới và qua lỗ hở này người ta có thể đốt nóng không khí trong quả cầu đến nhiệt độ T2 = 340 K, còn nhiệt độ của không khí xung quanh là T1 = 290 K. Áp suất của không khí bên trong và bên ngoài quả cầu bằng nhau và có giá trị là p = 100 kPa. Hỏi vỏ bằng giấy của quả cầu phải có khối lượng như thế nào để quả cầu có thể bay lên? Coi không khí như một chất khí thuần nhất có khối lượng riêng bằng 1,29 kg/m3 ở điều kiện chuẩn (p0 = 1,013.105 Pa ; T0 = 273 K).
V
4
3
2
1
O T
Bài 1. Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị sau: 
Cho biết :
	P1 = p3; V1 = 1m3 ; V2 = 4 m3 ; T1 = 100 K ; T4 = 400 K.
	Hãy tìm V3.
Bài 1 Một mol khí lí tưởng 3
2
1
V2
V1
T(K)
V(l)
T2
T1
O
 biến đổi theo chu trình được biểu diễn trong hệ toạ độ V-T. 
	Cho p1 = 1 atm; V1 = 22,4 l; T1 = 273K ; T2 = 546K. .
 a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái khí trong hệ toạ độ
 P - V.; P - T
	b) Tính V2 ; p3	
 A O I C B
m1 m2
BÀI TẬP BỔ SUNG:
1. Một thanh AB đồng chất chiều dài l = 80 cm khối lượng m = 3 kg được đặt lên một giá đỡ tại O, với AO = 20 cm (hình vẽ). Người ta treo vào đầu A một vật có khối lượng m1 = 8 kg và sau đó treo vào điểm C của thanh AC = 60 cm một vật có khối lượng m2 để hệ cân bằng. Hãy xác định m2 và lực đè lên giá đỡ. Lấy g = 10m/s2.
2. Một ống dẫn kín có một lưu lượng nước không đổi. Tại tiết diện thứ nhất trên đường ống có đường kính tiết diện ngang 6 cm, vận tốc chảy của nước là 5 m/s và áp suất tĩnh là 25.104 Pa. Tại tiết diện thứ hai của ống cao hơn vị trí tiết diện thứ nhất là 0,8 m có đường kính tiết diện ngang là 3 cm. Lấy g = 10m/s2.
	a) Tính vận tốc chảy của nước tại tiết diện ngang thứ hai của ống.
	b) Tính áp suất tĩnh của nước tại tiết diện ngang thứ hai của ống.
3. Pittông của một ống tiêm có đường kính bằng 1 cm có chứa nước đặt nằm ngang, kim tiêm có đường kính bằng 0,05 mm. Dùng một lực 10 N đẩy pittông đi một đoạn 4 cm. Bỏ qua ma sát, khối lượng riêng của nước 103 kg/m3. Hỏi nước sẽ phụt khỏi kim trong thời gian bao lâu? 
4. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng M = 10 tấn đang bay với vận tốc V = 200 m/s đối với trái đất thì phụt tức thời ra phía sau khối lượng khí m = 2 tấn với vậ tốc v = 500 m/s đối với tên lửa. Tìm vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí với giả thiết toàn bộ khối lượng khí được phụt ra cùng một lúc.
5. Trên một mặt phẳng nằm ngang, một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm tuyệt đối đàn hồi với một vật khối lượng đang đứng yên. Sau va chạm vật khối lượng m chuyển động theo hướng hợp với hướng ban đầu một góc . Tính độ lớn vận tốc chuyển động của hai vật ngay sau khi va chạm. Bỏ qua ma sát.
6. Một bình đựng không khí được đóng kín nút, nút có tiết diện 2,5 cm2, trọng lượng của nút không đáng kể. Biết áp suất ban đầu của không khí trong bình và ở ngoài bằng nhau và bằng 105 Pa. Nhiệt độ ban đầu của không khí trong bình là -30C. Hỏi phải đun nóng khí trong bình đến nhiệt độ nào để nút có thể bật ra khỏi bình. Biết lực ma sát giữa nút bằng 12 N.
7. Một ống thuỷ tinh nhỏ dài, tiết diện đều, được đặt nằm ngang (hình vẽ). Khi trong ống có cột thuỷ ngân dài 100 mm và cột không khí dài 150 mm ở cuối ống. Đầu ống thông với khí quyển ở áp suất 760 mmHg. 
Tính chiều dài của cột không khí trong ống khi :
Ống được đặt thẳng đứng, miệng ống hướng lên trên.
 Ống được đặt thẳng đứng, miệng ống hướng xuống dưới. Nhiệt độ cột không khí trong ống không đổi.
8. Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10oC, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 NÂNG CAO.doc