Câu hỏi ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6

Câu hỏi ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6

Phần lí thuyết:

I. Phần văn:

 Ôn tất cả các văn bản đã học:

+ Tên các văn bản

+ Thể loại.

+ Nhân vật.

+ Yếu tố nghệ thuật.

+ Nội dung ý nghĩa.

II. Phần tiếng Việt:

1. Từ là gì? Cấu tạo của từ tiếng Việt?

2. Nghĩa của từ là gì?

3. Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

4. Thế nào là danh từ? Cụm danh từ? Cấu tạo của cụm danh từ?

5. Thế nào là động từ ? Cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ?

III. Phần tập làm văn:

1. Thế nào là tự sự? Cách làm một bài văn tự sự?

2. Em hiểu thế nào là chuyện đời thường?

3. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Yêu cầu để làm bài văn kể chuyện tưởng tượng là gì?

Phần bài tập:

1. Làm đề e (119) Sách giáo khoa.

2. Làm đề 4,5 (SGK- 134)

3. Viết đoạn văn có sử dụng động từ (Chủ đề tự chọn).

4. Viết đoạn văn có sử dụng danh từ (Chủ đề tự chọn)

5. Làm lại các bài tập phần luyện tập trong các bài: Danh từ, động từ, cụm danh từ, cụm động từ.

 

doc 339 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1150Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu hỏi ôn tập học kì I
Phần lí thuyết:
I. Phần văn:
 Ôn tất cả các văn bản đã học: 
+ Tên các văn bản
+ Thể loại.
+ Nhân vật.
+ Yếu tố nghệ thuật.
+ Nội dung ý nghĩa.
II. Phần tiếng Việt:
1. Từ là gì? Cấu tạo của từ tiếng Việt?
2. Nghĩa của từ là gì?
3. Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
4. Thế nào là danh từ? Cụm danh từ? Cấu tạo của cụm danh từ?
5. Thế nào là động từ ? Cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ?
III. Phần tập làm văn:
1. Thế nào là tự sự? Cách làm một bài văn tự sự?
2. Em hiểu thế nào là chuyện đời thường? 
3. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Yêu cầu để làm bài văn kể chuyện tưởng tượng là gì?
Phần bài tập:
1. Làm đề e (119) Sách giáo khoa.
2. Làm đề 4,5 (SGK- 134)
3. Viết đoạn văn có sử dụng động từ (Chủ đề tự chọn).
4. Viết đoạn văn có sử dụng danh từ (Chủ đề tự chọn)
5. Làm lại các bài tập phần luyện tập trong các bài: Danh từ, động từ, cụm danh từ, cụm động từ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết : Luyện tập 
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
III. Luyện tập
- Hs đọc b.tập " x.định y.cầu k.thức cần vận dụng để giải b.tập.
GV chọn mỗi vbản đã học 2 chú thích cho hs h.động độc lập " Gọi 3 hs lên bảng giải b.tập và thu 5-> 7 bài chấm.
- Hs đọc b.tập " x.định yêu cầu b.tập (Hs thảo luận theo cách 1)
- Đọc b.tập " x.định yêu cầu b.tập: Hs thảo luận cách 2 (Nhóm 6)
- Đọc b.tập " x.định yêu cầu:
Gợi ý:
+ Mất là gì?
+ Nụ g.thích như vậy có được không? Vì sao?
1. Bài tập 1 (Trang 36)
* Yêu cầu: X.định cách g.thích nghĩa của 1 vài chú thích trong các văn bản đã học.
* Giải:
- Thuỷ cung: Cung điện dưới nước " đưa k.niệm.
- Thần nông: n.vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người biết cách trồng trọt, cày cấy " Đưa k.niệm.
- Chứng giám: Soi xét, làm chứng " Đưa từ đồng nghĩa.
- Ghẻ lạnh: Thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh " Đưa đ.nghĩa.
- Tre đằng ngà: Giống tre có lớp cột ngoài trơn, bóng màu vàng " đưa k.niệm.
- Sính lễ: Lễ vật nhad trai đem đến nhà gái để xin cưới " Đưa k.niệm.
2. Bài tập 2 & 3(36)
* Yêu cầu: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
* Giải: Điền theo thứ tự:
 Bài tập 2: 
 + Học tập
 + Học lỏm 
 +Học hỏi 
 +Học hành
 Bài tập 3:
 + Trung bình
 + Trung gian
 + Trung niên
3. Bài tập 4: (36)
* Yêu cầu: g.thích nghĩa của từ t heo cách đã biết.
* Giải: 
- Giếng: Hố đào sâu thẳng đứng vào lòng đất để lấy nước.
- Lung linh: Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.
" g.thích bằng cách trình bày khái niệm.
- Hèn nhát: Thiếu can đảm (đến mức khinh bỉ).
"g.thích bằng cách đưa ra từ trái nghĩa (trái với dũng cảm)
4. Bài tập 5
* Yêu cầu: X.định cách g.thích nghĩa từ “Mất” đúng hay sai:
- Mất: không còn được sở hữu một vật nào đó.
" Việc g.thích của nụ là không đúng vì cái nụ không còn được sở hữu cái ống vôi bạc.( Nó đúng so với cách giải nghĩa trong văn cảnh: Mất là biết nó ở đâu mất có nghĩa là ko mất, nghĩa là vẫn còn.)
3. Củng cố:
(?) Các b.tập trên " Btập nào vận dụng khái niệm nghĩa của từ, B.tập nào vận dụng cách g.thích nghĩa của từ?
4. HDH:
- Về học bài và làm B.tập 6,7 (SBT)
- Chuẩn bị “Sự việc và sự vật trong văn tự sự”
* Rút kinh nghiệm:
Thầy: Dạy hết bài " i nhanh B.tập1" Dành thời gian cho B.tập 5.
Trò: Nắm được ND bài vận dụng tương đối tốt.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 1: Tiết 1 Con rồng, cháu tiên
A. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, nội dung, ý nghĩa của truyện “ con rồng, cháu tiên”
Chỉ ra và hiểu được những yếu tố kỳ ảo hoang đường của truyện
 2/ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng kể, khả năng phân tích tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
3/ Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.	ổn đinh tổ chức:
2.	Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của học sinh:
H: “Truyện con rồng, cháu tiên” thuộc thể loại nào? Nvật chính là ai?
3.	Bài mới
 Hệ thống các hoạt động 
TG
Nội dung 
Hoạt động1: Khởi động
Trong giờ phút thiêng liêng của ngày mở nước 2 - 9 -1945, hai tiếng "đồng bào" vang lên tha thiết giữa lúc bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập : "Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? ''. Vậy hai tiếng "đồng bào" bắt nguồn từ đâu ? có ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
- GV yêu cầu: Đọc to rõ ràng chú ý nhấn gịong các chi tiết li kỳ, thẻ hiện 2 lời thoại của Lạc Long Quân - Âu cơ 
+ LLQ: Ân cần chậm rãi
+Âu cơ: Giọng lo lắng, than khổ
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc – h/s nhận xét
- GV Nxét – Kể TT- Gọi h/s kể 
Cho h/s thảo luận chú thích chú ý các chú thích 1-2-3-4-5-7 
 H: Em hiểu truyền thuyết là gì ?
“T.Thuyết”: Là loại truyện dân gian truyền mệng kể về các mật và sự kiệ có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thời kỳ các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.thể hiện TĐộ và cách đánh giá của NDân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử: 
H: Truyện được chia làm mấy phần? ý của từng phần?
 (Chia làm 3 phần
Đ1- Từ đầu đến LongTrang: Nguồn gốc và hình dang của LLQ và Âu Cơ.
Đ2- Tiếp đến Lên đường: Việc sinh nở của Âu cơ:
Đoạn 3 – Còn lạị:Cuộc chia tay giữa LLQ và Âu cơ.
H: Truyện có mấy Nvật?Nvật nào là Nvật chính?
Học sinh theo dõi : từ đầu -> "ở cùng điện long trang" .
H: Hình tượng LLQ được giới thiệu ntn?
(LLQ: Là con trai thần biển vốn nòi giống quen sống ở dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ)
H: Những việc làm của Lạc Long Quân .
H: Em hiểu “Ngư tinh, Hồ tinh, mộc tinh” là gì ?
H.Những việc làm của LLQ có ý nghĩa gì?
(Đó là sự nghiệp mở nước củaông cha ta).
H: Hình ảnh Âu cơ được giới thiệu ra sao?
H: Nxét về các chi tiết giới thiệu LLQ và Âu Cơ?
H: Em có nhận xét gì về LLQ và Âu Cơ , Qua đó tác giả dân gian muốn giải thích điều gì?
H. Tại sao họ không phải là người thường mà lại là các vị thần?
(Để tô đậm cái phi thường của hai vị tổ tiên).
- Gv bình:
+ Htượng LLQ và Âu cơ mang tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ LLQ mang vẻ đẹp dũng mãnh và nhân hậu mang nét phi thường xuất chúng. 
+ Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng trong sáng và thơ mộng , vẻ đẹp của bố rồng mẹ tiên là kết tinh của vẻ đẹp dtộc VNam. Những chi tiết kì lạ mang tính lí tưởng hoá.
- Giáo viên : Sau khi LLQ và Âu cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng . Cuộc tình duyên của họ ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
- Gọi h/s đọc tiếp – lớn nhanh như thần
H. Tìm những chi tiết nói về sự sinh nở của Âu Cơ?
.
H. Em có Nxét gì về sự sinh nở và đàn con của bà Âu cơ. 
H. Chi tiết kì lạ này có ý nghĩa ntn?
H: Họ đang sống HP thì điều gì đã sẩy ra?
(Chuyển ý).
H. Vì sao LLQ và Âu cơ phải chia tay nhau?
H. Cuộc chia tay diễn ra ntn? Thể hiện điều gì?
H. Câu truyện kết thúc với lời hen ước. Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên,lời hẹn dó có ý nghĩa ntn?
(Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta).
H. Hãy tìm những câu ca dao có ý nghĩa tương tự?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương ...
 Bầu ơi thương lấy bí cùng....
H. Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" có ý nghĩa gì?
H. Vậy đến đây em có thể giải thích hai chữ "Đồng baò"? (Cùng một bọc, cùng nguồn cội,..., tinh thần đoàn kết...).
 Hoạt động 3:
 (?) Qua truyện em hiểu thế nào là T.thuyết?
(?) Truyện có những chi tiết tưởng tượng? chi tiết nào gắn với thực tế lịch sử ? 
H.Truyện giải thích điều gì?
*Hoạt động 5:
- Thảo luận : Những chi tiết nào trong truyện làm con thích thú, cảm động nhất.
- H/s đọc BTập – Nêu yêu cầu.
- HS kể lại truyện.
I. Đọc và thảo luận, chú thích.
1. Đọc kể:
a. Đọc
b. Kể 
2. Tìm hiểu chú thích:
- Khái niệm truyền thuyết : SGK - 7
II Bố cục văn bản:3 phần.
(Đoạn 1: Gắn với MB, giới thiệu 
Đoạn 2;Gắn với TB, Sự việc ptích
Đoạn 2:Gắn với KB, Gv kết thúc)
III Tìm hiểu văn bản :
1: Hình tượng LLQ và Âu cơ.
a. Nguồn gốc, dung mạo, việc làm : 
*) Lạc Long Quân
+ Nòi rồng, con trai thần Long nữ, sống dưới nước, sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ.
+ Giúp dân diệt trừ ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh. Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
*) Âu cơ:
- Thuộc dòng dõi thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
 -> Các chi tiết kì lạ.
- Thể hiện tính chất đẹp đẽ, lớn lao của LLQ và Âu Cơ . Nhằm giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam và sự nghiệp mở nước của ông cha ta.
b. Việc sinh nở – chia con:
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm con, không bú mớm, lớn nhanh như thổi, khôi ngô đẹp đẽ khoẻ mạnh như thần.
->Chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang đường, nhưng có ý nghĩa sâu sắc: Mọi người dân đều có chung nguồn cội tổ tiên.
c. Cuộc chia tay giữa LLQ và Âu Cơ:
 + LLQ vốn nòi rồng, Âu Cơ vốn dòng tiên.
 + Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi... Con trưởng được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đón đô ở đất Phong Châu...
- Cuộc chia tay thật cảm động do nhu cầu phát triển của dân tộc Việt trong việc cai quản đất đai rộng lớn.
2. ý nghĩa của truyện :
Giải thích nguồn gốc giống nòi, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Truyện phản ánh quá trình mở nước và dựng nước của dân tộc.
Truyện đề cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
IV- Ghi nhớ:
(H/s đọc ghi nhớ sgk).
V- Luyện tập:
1/ Bài tập1:
- Truyện quả bầu mẹ – Kđịnh người VN là con một nhà.
2.Bài tập2: Kể diễn cảm truyện.
 4/ Củng cố:
 (?) Nêu ý nghĩa của truyện : “Con rồng – cháu tiên”
 5/ Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:
 - Kể lại truyện 
 H/s ghi nhớ, nắm chắc những chi tiết tưởng tượng kì ảo ý nghĩa 
Ngày Soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 2: bánh chưng, bánh giầy
 (Tự học có hướng dẫn) Truyền thuyết 
 A. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
- H/s nắm được nội dung ý nghĩa truyền thuyết bánh trưng bánh giầy, chỉ ra và hiểu được những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng trong truyện. 
 2/ Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, kể văn bản
 3/ tư tưởng:
- Giáo giục h/s lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : 
2. KTra bài:
H: Kể lại truyện "Con rồng cháu tiên" và nêu ý nghĩa của truyện.
3/ Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
Hoạt động 1:
H. Tết đến, xuân về bố, mẹ các em chuẩn bị thứ bánh gì để cúng tổ tiên? (Bánh trưng, bánh giầy).
 GV: Sau khi chia tay 50 người con theo mẹ Âu cơ lên núi, con cả lên làm vua gọi là vua Hùng. Sáu đời truyền ngôi theo cách cha truyền con trưởng. Đến đời thứ 7, vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con làm vừa ý vua cha. Vậy ai sẽ làm vừa ý vua cha? làm ntn?, ta cùng tìm hiểu bài “ Bánh chưng bánh giầy”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Đọc chậm rãi thể hiện tình cảm của các nhân vật.
H. Truyện có những nhân vật nào, những sự việc chính nào?
- 4 Sự việc:
+Hùng vương có 20 người con trai về già muốn nhường ngôi cho con.
+  ... hiên theo sự cảm nhận của tác giả về những gì đã xảy ra trong thực tế.
- Kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật (Nhưng nhất thiết phải có người miêu tả, tường thuật).
3. Truyện và kí là loại hình tự sự:
- Truyện và kí đều có nhân vật kể chuyện.
- Đều tái hiện lại bức tranh đời sống một cách khách quan bằng tả và kể, đều có lời kể, các chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, xã hội, con người, thái độ của người kể.
III. Cảm nhận và những hiểu biết về đất nước, con người qua các truyện, kí đã học:
1. Cảm nhận:
- Về đất nước: Đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc của các vùng, miền: Sông nước Cà Mau, thác ghềng miền Trung, biển đảo Cô Tô, chim chóc làng quê
- Về cuộc sống: Lao động trên sông nước, trên biển đảo, trong suốt chiều dài lịch sử
Về con người: họ là những con người bình thường, đẹp và đáng yêu: dượng Hương Thư, cô em gái và người anh, thầy giáo Hamen và chú bé Phrăng
2. Hiểu biết mới:
- Những vùng đất lạ và mới mẻ của tổ quốc.
- Hiểu sâu sắc về vẻ đẹp cây tre, những điều mới lạ về các loài chim.
- Mở rộng tầm mắt ra thế giới đến với cuộc sống và những con người ở đất nước bạn
IV. Ghi nhớ: (SGK- 118)
4. Củng cố:
- GV hệ thống bài giảng.
5. HDH: 
- Học ghi nhớ.
- Học thuộc lòng các đoạn văn trong truyện, kí mà em thích.
- Chuẩn bị: Câu TT đơn không có từ là.
Soạn: 9.3.2007
Giảng: 10 và 11.4.2007
Tiết 118. Bài 28:
 Câu trần thuật đơn không có từ là
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là, câú tạo của câu miêu tả và câu tồn tại. Tích hợp với phần văn ở bài ôn tập và TLV ôn tập văn miêu tả.
- Biết cách nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Biết sử dụng kiểu câu này khi nói, viết.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Các kiểu câu TT đơn có từ là? Đặt một câu trần thuật đơn và cho biết câu em vừa đặt thuộc loại nào?
* Hoạt động 1:
GV đưa ra BT: 
 Tôi đi học.
H. Xác định kiểu câu? (TT đơn)
GV: Câu trên gọi là câu TT đơn không có từ là. Vậy đặc điểm của kiểu câu này ntn? 
Chúng ta tìm hiểu bài.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập (SGK).
- GV treo bảng phụ ghi bài tập.
H. Xác định thành phần chính 
 trong bài tập trên?Và cho biết VN của những câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
H. Chọn những từ, cụm từ phủ định điền vào trước VN của những câu trên cho thích hợp?
(a,. không .
b, không.)
GV: Gọi những câu trên là câu TT đơn không có từ là.
H. Hãy nêu đặc điểm của câu TT đơn không có từ là? Khi biểu thị ý phủ định chúng có thể kết hợp với những từ nào? 
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
H. Hãy so sánh cấu trúc phủ định của câu TT đơn có từ là với câu TT đơn không có từ là?
* Câu TT đơn có từ là:
 không/ phải/ là
 ( từ PĐ) (ĐT tình thái) (VN)
* Câu TT đơn không có từ là:
không + cụm ĐT hoặc cụm TT
Câu TT đơn tồn tại dưới hai dạng đó là những dạng nào (chuyển ý)
- HS đọc BT- SGK- 115
- Nêu yêu cầu BT.
H. Nội dung thông báo của hai câu trên là gì?
H. Xác định CN, VN của những câu trên?
H. Thử so sánh điểm giống và khác nhau của hai câu trên?
*Giống: Đều là câu TT đơn không có từ là.
 Nội dung giống nhau.
* Khác: (Ghi NXét)
H. Chọn một trong hai câu trên điền vào chỗ trống trong đoạn văn và cho biết vì sao em chọn như vậy?
- GV: Gọi câu a, b là hai dạng của câu TT đơn không có từ là. 
H. Cho biết đặc điểm của hai loại câu này?
- HS đọc ghi nhớ.
H. Hãy đặt một câu trần thuật dưới dạng câu tồn tại?
- HS đặt. GV sửa sai.
H. Muốn tạo câu tồn tại ta làm thế nào?
(Đặt từ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động trạng thái (tồn tại) sau động từ chỉ hoạt động hay trạng thái.)
- GV chốt kiến thức.
- HS đọc BT
- Nêu yêu cầu.
- HS làm theo nhóm bàn
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt lại..
- HS đọc BT xác định yêu cầu .
+ Chủ đề: Quang cảnh trường em.
+ Phạm vi: Trong giờ ra chơi hoặc giờ tan học
+ Khi tả cần nêu bật được cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- HS làm ra nháp.
- Trình bày trớc lớp.
- HS nhận xét, GV sửa sai.
- GV đọc chậm rãi. HS viết.
- HS chấm chéo.
- GV thu 5 bài chấm lại.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
1. Bài tập :
a. Phân tích ngữ liệu:
* a. Phú Ông/ mừng lắm.
 CN VN 
*b. Chúng tôi/ tụ hội ở góc sân.
 CN VN 
b. Nhận xét
* Câu a: VN là cụm TT
 Có thể kết hợp với: Không (mừng lắm)
* Câu b: VN là cụm ĐT.
 Có thể kết hợp với: Không, chưa (Không tụ hội ở góc sân). 
2. Ghi nhớ 1:
 (SGK- 119)
II. Câu miêu tả và câu tồn tại:
1. Bài tập :
a. Phân tích ngữ liệu:
- Câu a: 
Đằng cuối bãi/ hai cậu bé con / tiến lại.
 TN CN VN
- Câu b:
Đằng cuối bãi/ tiến lại/ hai cậu bé con.
 TN VN CN
b. Nhận xét: 
- Câu b: Thông báo sự xuất hiện của sự vật ( Lần đầu tiên xuất hiện hai cậu bé con. Chọn câu b điền vào chỗ trống).
- Câu a: Miêu tả hành động của nhân vật (Sự vật đã biết từ trước).
2. Ghi nhớ: (SGK - 119)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Bóng tre/ trùm lên âu yếm
 CN VN (MTả)
- Dưới bóng tre.thấp thoáng / 
 TN VN
mái chùa cổ kính
 CN (Câu tồn tại - VN gợi tả dáng vẻ chĩa ra không đều của chủ thể trạng thái - Những mầm măng.)
b. Bên hàng xóm/ có cái hang/ 
 TN CN
của dế Choắt
 VN (Câu miêu tả)
c. tua tủa / những mầm măng
 VN VN (Câu tồn tại)
2. Bài tập 2:
 Viết đoạn văn có sử dụng câu tồn tại:
VD: Giờ ra chơi cả sân trường ồn ào náo nhiệt, bỗng đâu xuất hiện một người lạ mặt. Cả lũ chạy tất tưởi về văn phòng thông báo cho hiệu trưởng.
3. Bài tập 3:
 Chính tả: Nghe viết
 Cây tre Việt Nam
Từ: Nước VN xanh.chí khí như người.
4. Củng cố
- Giáo viên hệ thống bài giảng
- Phân biệt hai dạng câu TT đơn không có từ là.
- GV đưa ra bảng phụ để trống- Yêu cầu HS lên điền:
Loại câu
Câu TT đơn có từ Là
Câu TT đơn không có từ Là
Đặc điểm
Ví dụ
- GV củng cố lại các loại câu TT đơn.
5. HDH
- Học 2 ghi nhớ.
- Làm bài tập SBT. Hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả.
Soạn: 10.3.2007
Giảng: 12 và 13.4.2007
Tiết 119. Bài 28:
 Ôn tập văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh được củng cố hệ thống hoá kiến thức, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm văn miêu tả. Phân biệt mức độ của văn miêu tả với miêu tả sáng tạo. Tích hợp với phần vănở các văn bản miêu tả đã học với phần Tiếng Việt ở các biện pháp so sanh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, câu TT đơn
- Luyện kĩ năng nhận xét, phân biệt một đoạn văn miêu tả, và đoạn văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV: Một số đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Khi viết văn miêu tả, yêu cầu bắt buộc đối với người viết là gì? Bố cục bài văn miêu tả? Yêu cầu mỗi phần
* Hoạt động 1:
Chúng ta đã học về văn miêu tả .
H. Theo em văn miêu tả có những dạng nào?
- Tả cảnh.
- Tả người:
+ Tả chân dung.
+ Tả người trong hoạt động.
+ Tả người trong cảnh
- GV: Rất nhiều bạn khi làm văn miêu tả thường nhầm lẫn với thể loại tự sự. Để các em làm được một bài văn miêu tả hay, phân biệt rạch ròi giữa văn miêu tả và tự sự, hiểu rõ hơn cách làm bài, chúng ta cùng nhau ôn tập.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập (SGK).
- Nêu yêu cầu.
H. Đoạn văn tả cảnh gì? Nêu nhận xét về cảnh đó?
H. Theo em điều gì đã làm cho đoạn văn hay và độc đáo?
H. Đoạn văn trên theo em đẹp nhất là cảnh nào? Vì sao?
H. Đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay tự sự? Vì sao em nhận ra điều đó?
(Mtả: không có SViệc chỉ có cảnh, các từ ngữ so sánh liên tưởng)
- HS đọc BT2 xác định yêu cầu .
- HS thảo luận nhóm bàn: (2 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét, GV sửa sai, chốt lại .
- HS đọc bài tập 3. Nêu yêu cầu.
H. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên?
H. để làm nổi bật đặc điểm của em bé (bụ bẫm), em cần lựa chọn những hình ảnh nào?
- HS đọc bài tập 4 - Nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 6 (5 phút)
- HS đọc thầm văn bản.
+1/2 lớp tìm trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+ 1/2 lớp làm bài: Buổi học cuối cùng.
- Đại diện hai nhóm trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
H. Căn cứ vào đâu em phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự?
(Đoạn kể: Chủ yếu là hành động kể.(kể ai? Về việc gì? ở đâu?)
Đoạn tả: Chủ yếu là hành động tả: Tả ai? Tả cái gì?Cảnh hoặc người đó như thế nào? hoặc có đặc điểm gì nổi bật?.)
H. Qua việc tìm hiểu bài tập, hãy cho biết: Muốn tả cảnh hoặc người được hay, hấp dẫn ta phải làm thế nào?
(Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh)
H. Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần? Yêu cầu của mỗi phần?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
H. Các kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả?
(Quan sat, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng hệ thống hoá)
H. Bố cục một bài văn miêu tả gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?
(Gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh, người được tả (Khái quát).
- Thân bài: Tả chi tiết theo trình tự.
- Kết bài: ấn tượng, nhận xét về đối tượng.)
- HS đọc thêm.
H. Cho biết đâu là đoạn miêu tả? Đâu là tự sự? Vì sao em phân biệt được điều đó?
I. Văn miêu tả:
1. Bài tập 1 : 
 - Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
 - Đoạn văn hay và độc đáo vì:
 + Các chi tiết được lựa chọn. Các hình ảnh đặc sắc.
 + Những so sánh, liên tưởng mới mẻ, thú vị.
 + Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo -> Cảnh sống động như thật.
 + Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
2. Bài tập 2: 
 Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở:
a. Mở bài:
 Giới thiệu đầm sen (Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?)
b. Thân bài: Tả chi tiết:
- Lá, hoa, hương vị, màu sắc
- Gió, không khí
(Trình tự tả: Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào, hay từ trên cao nhìn xuống).
c. Kết bài:
 ấn tượng của em về đầm sen
3. Bài tập 3:
 Tả em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói:
 Dàn ý chi tiết:
a. Mở bài:
 Giới thiệu về em bé (Con nhà ai? Tên, tuổi, quan hệ với em ntn?).
b. Thân bài:
 Tả chi tiết:
- Tả ngoại hình.
- Em bé tập đi: Tả chân tay, má (Làm nổi bật đặc điểm bụ bẫm), dáng đi.
- Em bé tập nói: Miệng, mắt, môi, lưỡi..
c. Kết bài:
 Tình cảm, thái độ của mọi người với em bé.
4. Bài tập 4:
 - HS tìm đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
III. Ghi nhớ: (SGK-121)
* Đọc thêm: 
 - Đoạn a: Miêu tả.
- Đoạn b: Tự sự. 
4. Củng cố
- Giáo viên hệ thống bài giảng
- Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự?
5. HDH
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập SBT. 
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6(66).doc