Bài tập Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 33

Bài tập Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 33

TIẾT 1 : CON RỒNG, CHÁU TIÊN

Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú

Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:

+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.

+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.

+ Kể diễn cảm.

Tiết 3: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

Bài tập 3 (tr.14)

ỉ Cách chế biến : Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,

ỉ Chất liệu làm bánh : Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem

ỉ Tính chất của bánh : Bánh dẻo, bánh phồng,.

ỉ Hình dáng bánh : bánh gói, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cuốn,

Bài tập 4 :

ỉ Miêu tả tiếng khóc của con người.

ỉ Những từ láy khác có cùng tác dụng : Nức nở, sụt sùi, rưng rức,

Bài tập 5:

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 : Con Rồng, cháu Tiên
Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú
Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:
+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.
+ Kể diễn cảm.
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
Bài tập 3 (tr.14)
Cách chế biến : Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,
Chất liệu làm bánh : Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem 
Tính chất của bánh : Bánh dẻo, bánh phồng,..
Hình dáng bánh : bánh gói, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cuốn,
Bài tập 4 :
Miêu tả tiếng khóc của con người.
Những từ láy khác có cùng tác dụng : Nức nở, sụt sùi, rưng rức,
Bài tập 5:
a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hô, ha hả, hềnh hệch,
 b) Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu,
c) Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh,
Tiết 4: giao tiếp, văn bản
 và phương thức biểu đạt
* BT2:
? Truyền thuyết “ Con Rồng, Cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào ? vì sao em biết như vậy?
- Truyền thuyết “ Con Rồng, Cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản Tự sự vì câu chuyện đã kể lại diễn biến sự việc về thần Lạc Long Quân và Âu Cơ, về triều đại Vua Hùng.
 Tiết 5 thánh gióng
Câu 2 : Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội Khoẻ Phù Đổng vì :
+ Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh – lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.
+ Mục đích hội thi là khỏe để học tập tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tiết 6: Từ mượn
Bài 4 : (SGK. 26)
Các từ mượn : phôn-fan, nôc- ao
Có thể dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của chúng là ngắn ngọn. Tuy nhiên chúng không mang sắc thái trang trọng không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
Bài 5 : (SBT.11)
Chú ý từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng thích hợp với hoàn cảnh trang trọng, nghi lễ.
Bài 6 : (SBT , 11)
Đại châu (1) Đại diện (2)
Đại lí (1) Đại biểu (2)
Đại chiếu (1) Đại từ (2)
Đại lộ (1) Tứ đại đồng đường(3)
Đại dương(1) Cận đại (4)
Đại ý (1) Hiện đại (4) 
(1) : lớn 
(2) : thay
(3) : đời
(4) : mới
Tiết 7, 8: tìm hiểu chung về văn tự sự
Bài 4 : (SGK . 29) 
Người Việt vẫn thường tự hào mình là Con Rồng Cháu Tiên. Nguồn gốc và niềm tự hào ấy bắt nguồn từ câu chuyện kể xa xưa về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân con thần Long Nữ, mình rồng, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, ổn định cuộc sống. Âu Cơ con thần Nông tìm đến vùng đất Lạc Việt hoa thơm cỏ lạ. Hai người gặp nhau, nên duyên vợ chồng. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Con trưởng làm Vua, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, lập triều đại đầu tiên ở đất Việt, đời đời cha truyền con nối. Bởi vậy, người Việt vẫn tự xưng là Con Rồng Cháu Tiên.
Tiết 10 nghĩa của từ
Bài 4 ( SGK .36 )
+ Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
+ Rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp
+ Hèn nhát : thiếu can đảm( đến mức đáng khinh )
Bài 5 ( SGK .36 )
Mất : giải nghĩa theo cách thông thường: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa (ví dụ: mất tiền, mất sách)
Giải nghĩa từ “mất” như nhân vật Nụ: “Không biết ở đâu” trong trường hợp này là không đúng : Vì ống vôi bị rơi xuống đáy sông, không thể tìm lại được có nghĩa là không còn được sở hữu nên dù biết là ở đáy sông vẫn là bị mất
Tiết 13: sự tích hồ gươm
Bài 3: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở hồ Gươm- Thăng Long. Nếu trả gươm ở Thanh Hoá, ý nghĩa của truyện sẽ bị giới hạn. Vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện được hết tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
Tiết 14: chủ đề và dàn bài Của
 bài văn tự sự
Bài 1 ( SGK . 45 )
Chủ đề : Phê phán tính tham lam của viên cận thần và ca gợi tính thông minh của người nông dân đã cho tên cận thần một bài học nhớ đời.
Dàn bài :
+ Mở bài : “ Một người nông dân dâng tiến vua”
+ Thân bài: “ Ông ta hai mươi nhăm roi”
+ Kết bài : “ Nhà vua một nghìn rúp”
Giống nhau : đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Các sự việc có kịch tính, kết thúc truyện bất ngờ, có hậu.
Khác nhau : Mở bài của “ Tuệ Tĩnh” nói rõ ngay chủ đề. Mở bài của “ Phần thưởng” chỉ giới thiệu tình huống. Kết bài của “ Tuệ Tĩnh” có sức gợi, truyện hết thì thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới; kết bài của “ Phần thưởng” là viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng.
Sự việc thú vị : Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của viên quan và của người đọc, nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh cuả người nông dân.
Tiết 15, 16 : tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Kể lại truyền thuyết : “ Bánh chưng, Bánh giầy” bằng lời văn của em.
+ Mở bài : Lang Liêu là con thứ của vua Hùng.
Đặc điểm nhân vật : chăm chỉ làm lụng.
Sự việc : Vua muốn truyền ngôi nhưng chưa biết lựa chọn ai.
+ Thân bài :
Các lang tìm sơn hào, hải vị
Lang Liêu nằm mơ thấy thần mách bảo : lấy gạo và đỗ xanh, lá dong làm bánh.
Lang Liêu dâng 2 thứ bánh, vua vừa ý.
+ Kết bài : + Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.
 + Từ đó có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
Tiết 19 : từ nhiều nghĩa và
 hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Bài 3 ( SGK . 57 ) 
Những từ có khả năng vừa chỉ công cụ làm việc, vừa chỉ việc sử dụng công cụ đó : cuốc, cày, bừa, cào, bào,
Những từ vừa có khả năng chỉ hành động vừa chỉ đơn vị – như kết quả của hành động đó: gói, nắm, bó,
Bài 4 ( SGK . 57 ) 
Bụng : - một bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày,
Bụng con người được coi là biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, vật.
Phần phình to ở một số vật ( bụng chân)
Bài 5 ( SBT . 24 )
Vườn cam chín đỏ (1)
Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.(3)
Ngượng chín cả người (4)
Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi (2
Tiết 20 : lời văn , đoạn văn tự sự
Bài 3 ( SGK . 60 )
VD : Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc rất thương người. Một lần, ông sắp đi xem bệnh cho một nhà quý tộc trong vùng, thì bất ngờ có hai vợ chồng nông dân khiên đứa con bị ngã gãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa,
Bài 4 ( SGK . 60 )
Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Tiết 32: danh từ
Bài 3 (SGK/87)
Chỉ đơn vị qui ước chớnh xỏc:tạ, tấn, km
Chỉ đơn vị ước chừng: gang, đoạn
 Bài 5 (SGK/87)
Chỉ đơn vị: em, que, con, bức
Chỉ sự vật: Mó Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim 
Tiết 33: ngôi kể và lời kể
 trong văn tự sự
Bài tập 2 (SGK/89)
- Thay “tụi” vào cỏc từ “Thanh”, “chàng”
- Ngụi kể “tụi” tụ đậm thờm sắc thỏi tỡnh cảm của đoạn văn.
Bài tập 3 (SGK/89)
Truyện “Cõy bỳt thần” được kể theo ngụi thứ 3. 
Nếu thay đổi ngụi kể thứ nhất thỡ sự việc xung quanh nhõn vật sẽ khụng khỏch quan, đặc biệt là nếu người kể chuyện là Mó Lương thỡ người kể sẽ biết trước những khú khăn, thử thỏch à Làm giảm đi sự hấp dẫn của cõu truyện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbaitap ngu van 6.doc