Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

 1. Kiến thức:

 Sau bài học HS:

 - Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kì trước thế kỉ VII.

 - Trình bày được diễn biến chính và kết quả của 2 cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan, Phùng

 Hưng.

 2. Kĩ năng:

 - Biết phân tích, đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể.

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.

 3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1789Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết: 26
NS: 09/02/2011
ND: 28/2; 01/3; 05/3
 Bài 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG 
 CÁC THẾ KỈ VII - IX
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 Sau bài học HS:
 - Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kì trước thế kỉ VII.
 - Trình bày được diễn biến chính và kết quả của 2 cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan, Phùng 
 Hưng.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết phân tích, đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử. 
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của tổ quốc. 
 - Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước. 
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng 
 - Tài liệu.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 * Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?.
 * Đáp án: Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. Cuộc kháng chiến giằng co kéo dài đến năm 550 nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên về nước. Triệu Quang Phục chớp cơ hội phản công . Kháng chiến thắng lợi.
 3. Bài mới:
Giới thiệu Bước sang TK VII nhân dân ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Dưới sự cai trị của nhà Đường nhân dân ta cùng cực họ đã nổi dậy khởi nghĩa. Đó là những cuộc khởi nghĩa nào? Diễn ra sao? Chúng ta cùng đi vào nghiên cứu bài.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Cá nhân (10’)
GV: Sau khi Tuỳ Dương Đế rời kinh đô, năm 617, một viên quan là Lí Uyên cùng con trai là Lí Thế Dân khởi binh ở Thái Nguyên (Sơn Tây).Cuối năm đó Lí uyên đem quân tiến vào Trường An lập cháu Dưỡng Đế là Dương Hựu làm vua bù nhìn. Lí uyên làm thừa tướng. 618 Lí Uyên buộc Dương Hựu phải nhường ngôi.
- Nhà Đường thống trị nước ta từ đầu TKVIN, chính sách cai trị của chúng có gì thay đổi?
GV : Sử dụng lược đồ H. 48
- Nhà Đường đặt Phủ đô hộ ở đâu? 
- Vì sao bắt nhân dân ta sửa đường giao thông bộ ?  
- Nhận xét tình hình nước ta dưới ách cai trị của nhà Đường? 
Hoạt động 2: Cá nhân (12’)
- Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Mai Thúc Loan.
- Em hiểu biết gì về Mai Thúc Loan?
GV : Trình bày diễn biến trên lược đồ. 
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? 
Hoạt động 3: Cá nhân (12’)
- Nêu nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa.
- Em biết gì về Phùng Hưng?
GV: Sử dụng lược đồ tường thuật. 
- Cuộc bao vây thành Tống Bình mang lại kết quả gì?  
- Nêu ý nghĩa của 2 cuộc khởi nghĩa. 
- HS nghe trình bày.
- Học sinh theo dõi SGK trả lời.
-Tống Bình (HN)
- Khai thác, bóc lột đàn áp khởi nghĩa dễ dàng. 
®KT kém phát triển, đ/s nhân dân cực khổ. 
® Siết chặt ách đô hộ, cai trị tàn bạo. 
- Do chính sách cai trị của nhà Đường. 
- HS dựa vào SGk trả lời.
- HS theo dõi trên lựoc đồ và nghe trình bày.
- Thất bại 
- Do chính sách cai trị của nhà Đường. 
- HS đọc SGK. 
- HS : Quan sát tiếp thu. 
- Thắng lợi. 
- Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do cho tổ quốc.
1 Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
- 679 nhà Đường đổi Giao Châu ® An Nam đô hộ Phủ 
- Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
- Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản. 
- Tiến hành sửa sang đường giao thông đường bộ.
- Đặt ra nhiều thư thuế. 
- Tăng cường cống nạp các sản vật quý.
® Siết chặt ách đô hộ, cai trị tàn bạo. 
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan : 
- Thế kỉ VIII cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa nam ( Nam Đàn) để xây căn cứ.
- Mai Hắc Đế liên kết nhân dân khắp Giao Châu và Chăm- pa tấn công Tống Bình. Viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722 nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận.
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791)
- Năm 766 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ.
- Nghĩa quân bao vây Tống Bình. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp xếp việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, con là Phùng An nối nghiệp. Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra đầu hàng.
Ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa : Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do cho tổ quốc.
4. Sơ kết bài học: (4’)
- Thuật lại cuộc KN Mai Thúc Loan và KN Phùng Hưng trên lược đồ. 
5. Dặn Dò: (1’)
- Học bài + làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài 24. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23.doc