Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

/ Mục tiêu:

 1/ người, học lịch sử là cần thiết.

 2/Tư tưởng: bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 3/ Kỉ năng: bước đầu giúp cho học sinh có kỉ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II/ Chuẩn bị:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

III/ Lên lớp:

 

doc 46 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø 3 ngµy 24 th¸ng 08 n¨m 2010
Tiết 1 MỞ ĐẦU Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu:
 1/ người, học lịch sử là cần thiết.
 2/Tư tưởng: bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
 3/ Kỉ năng: bước đầu giúp cho học sinh có kỉ năng liên hệ thực tế và quan sát.
II/ Chuẩn bị: 
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
III/ Lên lớp: 
 1/ Ổn định tổ chức: nắm sơ lược tình hình lớp.
 2/ kiểm tra bài cũ: phổ biến một số yêu cầu học bộ môn lịch sử.
 3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nói sơ qua về chương trình bộ môn của năm học mới. khẳng định: để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì
 b. Các hoạt động dạy và học bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng:
Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung mục 1
GV ở tiểu học các em đã học lịch sử ở môn “Tự nhiên và xã hội” thường nghe và sử dụng từ lịch sử, vậy lịch sử là gì?
GV: Tất cả mọi vật sinh ra trên thế giới này đều có quá trình phát triển khách quan theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội; đó chính là lịch sử.
-GV ở đây chúng ta chỉ học về lịch sử xã hội loài người từ khi xuất hiện trên trái đất( cách đây mấytriệu năm) trải qua các giai đọan dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh, tiến bộ.
N thảo luận? Có gì khác nhau giưa lịch sử xã hội loài người và lịch sử một con người?( lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên ( chỉ hoạt động riêng của một con người)còn xã hội loài người thì liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người , nhiều nước
- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người và nghiên cứu nó trên cơ sở khoa học.
Hoạt động 2 Tìm hiểu mục 2
- GV giới thiệu h1sgk
? Lớp học trường làng thời xưa và nay có những gì khác nhau? ( lớp học, thầy trò, bàn ghế )
? Vì sao lại có sự khác nhau đó?( trải qua quá trình phát triển của xã hội)
? Gia đình em có sự thay đổi không? Nêu ví dụ?
GV kết luận: Mỗi con người, làng xóm, quốc gia  đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên. Vậy chúng ta cần tìm hiểu "quí trọng
? Học lịch sử để làm gì?
-GV khẳng định việc học lịch sử là cần thiết
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 3
GV trở lại với các câu hỏi trên về sự thay đổi của cuộc sống, ông bà và nêu câu hỏi
? Tại sao em biết( dựa theo lời kể)
GV hướng dẩn hs quan sát h2 sgk ? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì?( bia đá) giáo viên nói thêm đó là hiện vật mà người xưa để lại.
? Trên bia đá ghi gì?( tên tuổi, địa chỉ, năm sinh của tiến sĩ)
GV dựa vào hiện vật đó mà ngày nay chúng ta biết rõ về các tiến sĩ.
? Căn cứ vào đâu mà người ta biết lịch sử?
GV sơ kết và giảng: Để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể, mà chúng ta có thể tìm lại được. Đó là tư liệu lịch sử( giáo viên có thể nêu thêm về công việc khảo cổ của các nhà khảo cổ học)
1/ Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diển ra trong quá khứ.
- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người.
- Lịch sử là một môn khoa học
2/ Học lịch sử để làm gì?
- Để biết cội nguồn dân tộc tổ tiên
- Biết quá trình phát triển của dân tộc, đất nuớc
_quí trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và xác định mình cần phải làm gì cho đất nước.
3/ Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Căn cú vào tư liệu lịch sử:
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật.
- Tư liệu chữ viết.
 4/ Củng cố:
- HS làm bài tập :
 + Ở lớp : Điền dấu × vào ý em cho là đúng 
- Học lịch sử để biết nhiều chuyện hay 
 Học lịch sử để hiểu về tổ tiên ông bà 
 Học lịch sử để trở thành người giỏi sử 
 Học lịch sử để biết ơn, quý trọng ông bà tổ tiên 
 Học lịch sử để biết ơn, quý trọng ông bà, tổ tiên 
 Lịch sử đã giúp em trở thành công dân tốt 
 5/ Dặn dò: học bài cũ, tìm hiểu nội dung câu danh ngôn ở cuối bài.
- Chuẩn bị bài sau: 
+ Tìm hiểu trên tờ lịch đâu là ngày Âm, đâu là ngày Dương( HS mang tờ lịch đến lớp)
Thø 6 ngµy 03 th¸ng 09 n¨m 2010
Tiết : 2 Bài 2 CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được các ý sau
 - Tầm quan trọng của việctính thời gian trong lịch sử 
 - Thế nào là âm lịch, công lịch, dương lịch.
 - Biết cách đọc, ghi, tính năm theo công lịch.
 2. Tư tưởng: HS biết qúy trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chích xác khoa học.
 3. Kĩ năng: Cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại.
II/ Chuẩn bị:
 Sgk, sgv, đồ dùng dạy học.
III/ Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ
 Lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử?
 2. Bài mới:
 A. Giới thiệu bài: Như bài trước các em đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ theo trình tự thời gian trước, sau. Vậy người ta tính thời gian như thế nào?...
 B.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* Hoạt động 1: tìm hiểu mục I
GV: ở bài trước chúng ta đã khẳng định LS là những gì diễn ra trong quá khứ, vậy xác định thời gian là cần thiết.
- HS qua sát H1, H2 của bài trước
? Các em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
? vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia nào đó không.
? có phải các tấm bia đó dựng lên cùng một năm không?
GV: không phải các tấm bia đó dựng lên cùng một năm – có người đỗ trước, có người đỗ sau do đó bia này có thể dựng lên cách bia kia rất lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính thời gian. việc tính thời gian rất quan trọng, vì nó xác định thời gian xảy ra sự kiện mới 
hiểu được sự phát triển của lịch sử.
? Dựa vào đâu, bằng cách nào con người đã sáng tạo ra cách ghi thời gian?
GV kết luận: người xưa đã dựa vào mối quan hệ giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất làm cơ sở để xác định thời gian? người xưa đã tính thời gian như thế nào? Sang phần 2 các em sẽ tìm hiểu
* Hoạt động2: tìm hiểu mục II
? Em biết trên thế giới ngày nay có những cách tính lịch nào? (âm lịch, dương lịch)
Hs đọc bảng ghi các ngày tháng lịch sử trong sgk.
? Có những đơn vị thời gian nào? Những loại lịch gì? Đâu là âm lịch, đâu là dương lịch?
- HS xác định ngày tháng âm, dương trên một tờ lịch.
? Người phương đông có cách làm lịch như thế nào?
- GV sơ kết và nói thêm: cách đây 3000 – 4000 năm người Phương Đông đã sáng tạo ra lịch.
GV nói rõ thêm: người xưa cho rằng Mặt Trời, Mặt Trăng, đều qua quanh Trái Đất. Tuy nhiên họ tính khá chính xác: 1 tháng là 1 tuần trăng có 29 đến 30 ngày; một năm có 360 – 365 ngày.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III
- GV cho hs xem một quyển lịch và khẳng định đó là lịch chung cho cả thế giới, được coi là công lịch. Công lịch là gì?( dương lịch hoàn chỉnh)
? Công lịch được tính như thế nào? Vì sao phải có công lịch? (xã hội ngày càng phát triển)
-GV giảng thêm về công lịch và vẽ trục năm lên bảng và giải thích về cách ghi.
- Hướng dẩn HS làm bài tập tại lớp.
? Em xác định TK XXI bắt đầu từ năm nào? kết thúc từ năm nào?
 HS thảo luận và neu được kếtquả sau: TK XXI bắt đầu từ năm 2001- 2100.
-GV gọi vài HS đọc những tháng năm bất kì để xác định TK tương ứng.
I/Tại sao phải xác định thời gian?
- Xác định thời gian là cần thiết, là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử.
- Có xác định được thời gian xảy ra các sự kiện... mới hiểu được sự phát triển của lịch sử.
II/ Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Người Phương Đông căn cứ vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất làm ra lịch (Âm lịch)
- Người Phương Tây căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời làm ra lịch (Dương lịch)
III/ Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng, do vậy cần phải có lịch chung để tính thời gian.
- Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê – su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là TCN
* Sơ kết: Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản qua trọng của môn lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch, tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể. Có hai loại lịch: Âm lịch,Dương lịch, trên cơ sở đó hình thành Công lịch.
 4. Củng cố:
 Tại sao con người phải xác định thời gian?
 Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
 5. Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập (câu 1 SGK tr 7)
 - Nghiên cứu bài mới. 
Thø 3 ngµy 10 th¸ng 09 n¨m 2010
PhÇn I: Kh¸i qu¸t lÞch sö thÕ giíi cæ ®¹i
Tiết : 3 Bài 3 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
I/ Mục tiêu:
 1 Kiến thức: HS nắm được các ý sau:
 - Nguồn gốc loài người và các mốc lớn quá trình chuyển biến từ người tối cổ đến người hiện đại.
 - Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
 - Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
 2. Tư tưởng: bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người .
 3. Kỉ năng: bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị
 1. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, giảng giải, trắc nghiệm 
 2 Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, hiện vật phục chế, tài liệu liên quan, 
III/ Lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: T¹i sao ph¶i x¸c ®Þnh thêi gian? Ng­êi x­a ®· tÝnh thêi gian nh­ thÕ nµo?
 3. Bài mới:
 a. Hoạt động giới thiệu bài: lịch sử xã hội loài người là gì? vậy loài người có nguồn gốc từ đâu, chuyển biến như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 b. Hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
Néi dung cÇn ®¹t
* Hoạt động1: Tìm hiểu mục I
Hs đọc sgk
? Loài vượn sinh ra trên trái đất cách đây bao nhiêu năm? Sống chủ yếu ở đâu?
- GV: loài vượn cổ là loại vượn có dáng hình người (vượn nhân hình) sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm quá trình chuyển biến thành người tối cổ (do tìm kiếm thức ăn) hoàn toàn đi bằng hai chân.
? Dấu vết người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- HS quan sát hình? Người tối cổ sống như thế nào? (sống theo bầy đàn biết dùng lửa để nướng chín thức ăn, sưởi ấm, xua thú dữ)
- GV: nhấn mạnh sự khác nhau giữa bầy người và bầy động vật
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II 
 GV trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần Người tinh khôn( khoảng 4 vạn năm trước đây)
HS quan sát H5.
- Em thấy Người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm n( sống theo từng nhóm nào? HS thảo luận
- Người tinh khôn sống như thế nào? hỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng với nhau - thị tộc)
GV: cuộc sống con người trong thị tộc cao hơn, đầy đủ hơn: biết trồng trọt chăn nuôi, làm đồ trang sức - bước đầu chú ý đến đời sống tinh thần.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III
- GV: Giới thiệu cho HS xem những công cụ bằng đá phục chế( mãnh tước, rìu tay bằng đá,)
? Công cụ sản xuất của người tinh khôn ch ... iến ở phương Nam)
GV: Tường thuật tiếp cuộc tấn công xâm lược của quân Hán và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
HS trình bày tóm tắt diển biến.
- GV: Giảng thêm về sự hy sinh anh dũng của cuả Hai Bà Trưng → “ Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo, chị em thất thế phải liều với sông”
? Sau khi Hai Bà Trưng đã hi sinh , cuộc kháng chiến của nhân dân ta như thế nào?( vẩn tiếp tục đến tháng 11-43)
? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
GV: Giới thiệu tranh đền thờ của Hai Bà Trưng 
? Nhân dân ta lập đền thờ của Hai Bà trên nhiều nơi ở nước ta nhằm mục đích gì? 
 (tỏ lòng kính trọng và biết ơn)
-GV: cả nước ta có khoảng 200 đền thờ của Hai Bà ở khắp nơi.
I/ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập.
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
-Phong chức tước cho những người có công 
- Lập lại chính quyền mới.
- Xá thuế cho nhân dân.
- Bãi bỏ các chế độ lao dịch nặng nề của chính quyền cũ
II/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
 Năm 42 Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tấn công ta ở Hợp Phố.
- Sau khi chiếm được Hợp Phố Mã Viện chia quân làm hai hướng tiến vào nước ta.
- Quân của Bà Trưng nghênh chiến ở Lãng Bạc sau đó lui về Cổ Loa, Mê Linh
- Tháng 3-43 (6/2 âmlịch) Hai Bà đã hi sinh ở Cấm Khê.
Ý nghĩa:Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghiã thể hiện ý chí quật cường , bất khuất của dân tộc
 4: Sơ kết bài học:
 ? Việc Hai Bà Trưng xưng vương có ý nghĩa gì
 ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diển ra như thế nào? Có ý nghĩa gì?
 5:Dặn dò
 - Häc thuéc bµi
	 - §äc, t×m hiÓu bµi míi:
	+ ChÕ ®é cai trÞ cña c¸c triÒu ®¹i phong kiÕn ph­¬ng B¾c.
	+ Kinh tÕ n­íc ta tõ thÕ kØ I ®Õn thÕ kØ VI.
 Thø 2 ngµy 24 th¸ng 1 n¨m 2011
Tiết 21: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ VI )
I/ Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: 
- Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp thâm độc, nhằm biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, thực hiện chính sách “đồng hoá” triệt để trên mọi phương diện.
- Chính sách cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm xoá bỏ sự tồn tại của nước ta, dân tộc ta.
2. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống áp bức, đô hộ để bảo vệ cội nguồn, phong tục tập quán của dân tộc.
3. Kỉ năng: Phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời kì Bắc thuộc.
 II/ Chuẩn bị: 
 *GV: So¹n bµi 
 * HS : Đọc bài trước khi đến lớp 
III/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 của nhân dân ta?
 ? Vì sao nhân dân ta lập đền thờ của Hai Bà Trưng và các vị tướng trên khắp đất nước ta?
 3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hs tìm hiểu chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I – TK VI.
- GV: Dùng lược đồ(sgk) để giới thiệu cho HS nắm được các vùng đất thuộc Châu Giao
? Châu Giao gồm mấy quận?
 ( 9 quận: 6 quận của Trung Quốc và 3 quận của Âu Lạc)
? Miền đất của Âu Lạc trước đây gồm những quận nào
? Đầu TK III chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?
? Chính sách cai trị của Nhà Hán sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng như thế nào?
 ( đưa người Hán sang trực tiếp làm huyện lệnh...)
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?(thắt chặt hơn nữa ách đô hộ đối với nhân dân ta.)
GV: giảng về chính sách cai trị: bọn quan lại tham lam vơ vét...
N thảo luận: tại sao nhà Hán đánh đánh nặng vào thuế muối, thuế sắt
 (đánh thuế muối sẽ bóc lột được nhiều hơn, đánh thuế sắt sẽ hạn chế được các cuộc nổi dậy của nhân dân ...)
- Hs đọc đoạn in nghiêng để hiểu rõ hơn về sự bóc lột của nhà Hán.
? Ngoài việc bóc lột phong kiến Trung Quốc còn thực hiện chính sách gì?
? Vì sao chúng muốn đồng hoá dân ta? ( biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc)
* Hoạt động 2: Hs tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta từ TK I - TK VI có gì thay đổi.
HS: đọc SGK 
?Em có nhận xét gì về hiện vật thời này đã tìm được trong các mộ cổ, di chỉ?
(chủ yếu bằng sắt với nhiều thể loại khác nhau, chứng tỏ nghề sắt phát triển)
? Vì sao nhà hán nắm độc quyền về sắt 
(hạn chế sự phát triển kinh tế, ngăn chặn các cuộc nổi dậy của nhân dân ta)
? Nền nông nghiệp Giao Châu như thế nào? (phát triển)
? Những sự kiện nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu phát triển 
? Nêu những nghề thủ công phát triển đương thời? (rèn sắt, gốm có tráng men, dệt vải lụa,...
? Những sản phẩm này đạt trình độ ra sao?
? Việc trao đổi buôn bán thời này có gì thay đổi?
GV: Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.
I/ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I – TK VI.
- TK I Giao Châu gồm 9 quận.
- Đầu TK III nhà Ngô tách Giao Châu thành Quảng Châu và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
-Nhà Hán trực tiếp nắm tới cấp huyện( thắt chặt hơn nữa bộ máy cai trị)
- Thực hiện chính sách bóc lột nặng nề.
- Tăng cường thực hiện chính sách “đồng hoá” dân tộc.
II/ Tình hình kinh tế nước ta từ TK I – TK VI có gì thay đổi.
- Nghề sắt phát triển.
Nền nông nghiệp Giao châu phát triển:
+ Dùng lưỡi cày sắt do trâu bò kéo ngày càng phổ biến.
+ Biết đắp đê phòng chống lụt, cấy hai vụ lúa trong năm.
+ Trồng nhiều loại cây ăn quả, biết kĩ thuật dùng côn trùng diệt côn trùng.
- Các nghề thủ công phát triển.
- Việc trao đổi buôn bán khá phát triển. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.
4: Sơ kết bài học:
 Trình bày chế độ cai trị của pk phương bắc đối với dân ta
 Kinh tế nước ta từ thế kỉ I -VI có gì thay đổi
5. Dặn dò: 
 Học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo
 Thø 6 ngµy 11 th¸ng 2 n¨m 2011
Tiết : 22 TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỈ I ĐẾN GIỮA THẾ KỈ VI)
I/ Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: Cùng với sự phát triển kinh tế( tuy chậm chạp) xã hội cũng có những chuyển biến sâu sắc. Do chính sách bóc lột của bọn đô hộ, đa số nông dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì. Bọn thống trị cướp đất của dân ta, bắt dân ta cày cấy, chúng giàu lên nhanh chóng và có thế lực (địa chủ Hán). Một số quí tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng(địa chủ Việt)có cuộc sống khá hơn nhưng vẫn bị coi là tầng lớp bị trị.
- Trong cuộc đấu tranhchống chính sách “đồng hoá” tổ tiên ta vẩn kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán và văn hoá Việt
- Những nét chính về khởi nghĩa bà Triệu.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhân dân ta trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Lòng biết ơn bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho đất nước.
3. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.
II/ Chuẩn bị:
 Đồ dùng dạy học: sơ đồ phân hoá xã hội, tranh ảnh
III/ Lên lớp:
Ổn định tổ chức: 
Bài cũ 
? Chế độ cai trị của phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta như thế nào?
 3. Bài mới:
a. Hoạt động giới thiệu bài: Qua tiết học trước chúng ta đã nhận biết tuy thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền kinh tế của nước ta vẩn phát triển dù là chậm chạp. Từ những chuyển biến về kinh tế dẩn đến các tầng lớp xã hội cũng có sự thay đổi...
b. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Hs tìm hiểu những chuyển biến về xã hội, văn hoá nước ta ở các TK I – VI.
HS nhắc lại những nét chính về tình hình kinh tế 
-GV:từ những chuyển biến về kinh tế dẩn đến những thay đổi về xã hội
- HS quan sát sơ đồ phân hoá xã hội.
? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta ( thời Âu Lạc, thời bị đô hộ)
GV: tóm tắt và ghi bảng về sự phân hoá xã hội
? Quyền thống trị bây giờ do nắm? ( người Hán)
? Chính quyền đô hộ đã thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào?
( mở trường học dạy chữ Hán, đưa phong tục tập quán, pháp luật Hán vào nước ta...)
? Thời kì này có những tôn giáo giáo nào được truyền vào nước ta?
-GV: giải thích thêm về các tôn giáo đó.
? Theo em chính quyền đô hộ mở trường dạy học ở nước ta nhằm mục đích gì? ( thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc)
? Nhân dân ta chống lại chính sách “đồng hoá” như thế nào?( giữ tiếng nói của tổ tiên, không học chữ Hán, giữ vững các phong tục cổ truyền ...)
N thảo luận: Vì sao người Việt vẫn giữ được các phong tục, tập quán riêng?( chính quyền mở trường học nhưng chỉ có những người thuộc tầng lớp trên của xã hội mới được học. Mặt khác nhân dân học chữ Hán nhưng lại vận dụng theo cách riêng của mình. Tiếng nói, phong tục tập quán đã được hình thành từ lâu đời, đã ăn sâu vào con người Việt ...)
* Hoạt động 2: Hs tìm hiểu cuộc khởi nghĩa bà Triệu(năm 248)
? Nguyên nhân dẩn đến cuộc khởi nghĩa bà Triệu?
 (sự thống trị tàn bạo của nhà Ngô)
- HS: Đọc lời tâu của Tiết Tổng → chúng đã thừa nhận “ Giao Chỉ .... rất khó cai trị”
? Em biết gì về bà Triệu? 
 * Bµ TriÖu: + TriÖu ThÞ Trinh (Thanh Ho¸)
	 + Søc khoÎ , chÝ lín, m­u chÝ
? Em có suy nghĩ gì về câu nói của bà 
(thể hiện ý chí kiên cường, quyết tâm giành độc lập, không chịu làm nô lệ...)
GV: Tường thuật diển biến và nhắc lại cuộc khởi nghĩa làm chấn động cả Giao Châu nhưng cuối cùng bị thất bại
? Nguyên nhân dẩn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa?
 (lực lượng quá chênh lệch, quân Ngô gian kế thâm độc...)
? Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ?
HS: Đọc bài ca dao ? bài ca dao ý nói gì? (ý chí đấu tranh kiên cường của dân tộc, lịch sử luôn ghi nhớ công lao của bà Triệu)
HS: xem tranh lăng bà Triệu 
GV: Liên hệ giáo dục tư tưởng cho hs
III/ Những chuyển biến về xã hội, văn hoá nước ta ở các TK I – VI.
1. Xã hội: gồm các tầng lớp sau: Quan lại đô hộ, địa chủ Hán, hào trưởng Việt, nông dân nô tì.
* Người Hán thâu tóm mọi quyền hành.
2. Văn hoá: 
- Mở trường dạy học chữ Hán.
- Đưa các tôn giáo( Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo)vào nước ta.
- Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc.
* Nhân dân ta vẩn giữ được phong tục tập quán riêng, tiếng nói của tổ tiên.
IV/ Cuộc khởi nghĩa bà Triệu(năm 248)
1. Nguyên nhân: 
- Sự thống trị tàn bạo của chính quyền đô hộ.
- Nhân dân căm thù, không chịu cảnh áp bức.
2. Diển biến 
- N¨m 248: Khëi nghÜa bïng næ ë Phó §iÒn (HËu Léc, Thanh Ho¸).
- NghÜa qu©n ®¸nh ph¸ ®ån Êp qu©n Ng« ë Cöu Ch©n đ¸nh kh¾p Giao Ch©u.
- Lan réng, bän ®« hé lo sî.
- Nhµ Ng« cö Lôc DËn ®em 6000 qu©n võa ®¸nh, võa mua chuéc 
- Khëi nghÜa thÊt b¹i.
3. Ý nghĩa lịch sử:
- Tiêu biểu cho ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta
 4. Củng cố
 - Tr×nh bµy diÕn biÔn cuéc khëi nghÜa Bµ TriÖu.
 5. Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án lịch sử 6 năm 10 - 11.doc